Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Ủy ban Thuế quan Philippines (TC) mới đây đã có quyết định dừng áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với xi măng Việt Nam.
Cụ thể, trong vòng 5 năm tới, các sản phẩm xi măng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị áp thuế tại nước này đến năm 2027.
Được biết, mức thuế chống bán phá giá được Philippines áp dụng với xi măng Việt Nam trước đây ở mức 2,7 - 32%, được áp dụng vào tháng 12/2021.
Philippines dừng áp thuế với xi măng xuất khẩu của Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, kết quả cho thấy rằng việc nhập khẩu xi măng poóc lăng thông thường (OPC) và xi măng hỗn hợp từ Việt Nam không ảnh hưởng đến ngành xi măng của nước này.
Mặc dù Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng của Philippines (CeMAP) đã đệ đơn yêu cầu TC gia hạn thuế quan nhưng yêu cầu đã bị từ chối.
CeMAP cho biết, họ rất buồn trước khuyến nghị của cơ quan này về việc ngừng thực hiện biện pháp tự vệ khi hết hiệu lực vào ngày 22/10/2022.
Cơ quan này cho rằng, việc chấm dứt sớm biện pháp tự vệ với xi măng Việt Nam sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất xi măng nội địa của nước này, thể hiện ở sự sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, cũng như giá bán của xi măng nội địa.
Hiện Trung Quốc và Philippines vẫn là 2 thị trường xuất khẩu chính của xi măng, clinker của Việt Nam. Tuy nhiên, tại cả 2 thị trường này, mức nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam đều sụt giảm trong năm 2022.
Theo đó, nguyên nhân do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "Zero Covid," cùng đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm khiến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm mạnh trong thời gian qua.
Còn đối với thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao.
Số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, trong tháng 9, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 7,6 triệu tấn. Con số này giảm khoảng 1,26 triệu tấn so với tháng trước đó và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,4 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 2,2 triệu tấn. Tính chung 9 tháng năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 72,93 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Xuất khẩu “hụt hơi”, ngành xi măng trông cậy vào thị trường nội địa
Lượng tồn kho lên tới gần 3 triệu tấn cộng với kênh tiêu thụ xuất khẩu giảm mạnh khiến triển vọng ngành xi măng cuối năm trông cậy cả vào thị trường nội địa.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.