Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14-4
Tại phiên họp này, cơ quan thường trực của Quốc hội sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 (thông qua về nguyên tắc); Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12. Điều 10 nêu trên quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản; theo đó mỗi cặp vợ chồng hoặc cá nhân được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; sinh 1 hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Cũng trong chương trình được UBTVQH xem xét, thông qua còn có Nghị quyết của UBTVQH quy định việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 44/2024/UBTVQH15 ngày 5-2-2024 quy định về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBTVQH; Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 283/2021/NQ-UBTVQH15 ngày 27-8-2021 của UBTVQH về ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý nhiều dự thảo luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Luật Việc làm (sửa đổi)…
Các dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt… cũng là những nội dung quan trọng được cơ quan thường trực của Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp này.
-
HĐND tỉnh Quảng Trị vừa chính thức thống nhất chủ trương thành lập tỉnh Quảng Trị mới trên cơ sở sáp nhập với tỉnh Quảng Bình.
-
Cả nước dự kiến còn 3.300 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Bước đầu Bộ Nội vụ ước tính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, toàn quốc sẽ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã.
-
Trước ngày 15/8/2025: Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.







-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...