Khu vực phía tây đang thu hút sự chú ý của một lượng lớn khách thuê là các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia.
Việc giãn cách xã hội trong quý 3-2021 đã làm hoạt động cho thuê văn phòng chậm lại khi các khách thuê chưa thể dịch chuyển hay mở rộng.
Tuy nhiên, hầu hết các tòa nhà văn phòng vẫn giữ công suất ổn định với công suất thuê đạt 85%, giảm 5 điểm phần trăm theo quý và giảm 5 điểm phần trăm theo năm. Trong đó, văn phòng hạng C vẫn đạt công suất cao nhất là 95% theo sau là hạng B và hạng A.
Giá chào thuê trung bình thị trường đạt 20,8 USD (khoảng 480.000 đồng)/m2/tháng, giảm 2% theo quý và giảm 2% theo năm.
Hạng A đạt mức giá thuê cao nhất với 33,4 USD (khoảng 770.000 đồng)/m2/tháng. Giá thuê giảm chủ yếu đến từ văn phòng hạng B và hạng C, đều đã giảm 3% theo quý.
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại của Savills Hà Nội, cho biết nhiều chủ tòa nhà đã có các chính sách ưu đãi giá thuê ngắn hạn để hỗ trợ khách thuê trong mùa dịch.
Do đó, thị trường hiện ghi nhận xu hướng nhóm các khách thuê lớn đang tận dụng cơ hội này để tái cấu trúc lại văn phòng làm việc và đàm phán để đạt được những chính sách tốt hơn.
Tại thị trường Hà Nội, các khách thuê từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công suất văn phòng. Vì vậy, dù giá thuê văn phòng giảm trong năm nay nhưng sẽ hồi phục vào đầu năm 2022.
Quý 3-2021 cũng ghi nhận nguồn cung văn phòng mới quy mô lớn ngoài trung tâm tại Hà Nội, với tổng nguồn cung đạt trên 2,1 triệu m2 từ 188 dự án, tăng 6% theo quý và 11% theo năm. Tăng trưởng nguồn cung văn phòng hạng B đạt 22% theo năm, theo sau là hạng A với 3%.
Về nguồn cung tương lai, tới năm 2023, hơn 537.000m2 từ 21 dự án sẽ gia nhập thị trường, hầu hết từ văn phòng hạng B, chiếm 50% nguồn cung tương lai.
Trong đó, phía tây sẽ cung cấp nguồn cung tương lai lớn nhất với 250.000 m2, tương đương với 47% thị phần, theo sau là khu vực nội thành với 36%.
“Nguồn cung mới và cơ sở hạ tầng đang cải thiện sẽ đem lại lợi thế cho trục phía tây thành phố. Tuy nhiên, sự gia tăng của nguồn cung cũng như tâm lý thận trọng khiến công suất thuê trong bình giảm trong hai năm tới”, bà Minh nhận định.
Cũng theo bà Minh, sự phát triển của khu vực phía tây và cận trung tâm đã và đang thu hút các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghệ và sản xuất. Những khách thuê này đều có yêu cầu về diện tích rộng từ 1000m2 trở lên.
Những dự án tại khu vực phía tây và cận trung tâm thường đáp ứng được tiêu chí về diện tích lớn. Các thương hiệu quen thuộc như Shopee, Samsung hay HCL đều đang có trụ sở tại những dự án thuôc khu vực này.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tài chính vẫn tập trung nhiều tại khu vực trung tâm Hoàn Kiếm, gần khu vực Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Công Thương.
Bà Phạm Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng hạ tầng và Giao thông (Intracom), cho rằng trong thời gian tới, xu hướng vào văn phòng sẽ dịch chuyển ra ngoài trung tâm.
Một trong những nguyên nhân là do quỹ đất trong trung tâm đã hạn hẹp ngay cả với chung cư hay văn phòng. Nhiều chủ đầu tư cũng có xu hướng đầu tư văn phòng ra ngoài trung tâm, giảm chi phí đầu tư và vận hành.
Ngoài ra, hệ thống giao thông với cung đường khoảng 10 km đi lại dễ dàng và không còn khó khăn như trước đây.
“Tại những tòa nhà mà chúng tôi quản lý, vào quý 2 và đầu quý 3-2021, lượng khách hàng thanh lý mặt bằng khá nhiều. Tuy nhiên, trong một tháng trở lại đây, lượng hợp đồng thuê chốt lại khá lớn. Đây là một tín hiệu mừng với doanh nghiệp như Intracom cũng như phân khúc văn phòng cho thuê”, bà Huyền cho biết.
Theo đại diện Intracom, những khách hàng có nhu cầu thuê văn phòng ra phía ngoài không chỉ tập trung vào những đơn vị giảm diện tích thuê hay những doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp nước ngoài.
-
Hấp lực của Hanoi Melody Residences: 3 lý do người mua “chốt” nhanh chóng
Là dự án hiếm đang triển khai giữa nội đô, tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences (Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến khách mua ở thực, đặc biệt là nhóm khách gia đình vô cùng ưa chuộng nhanh chóng nhờ bộ 3 tiện ích mua sắm, chăm sóc sức khỏe ...
-
Phương án xử lý 5 dự án chậm tiến độ Hà Nội vừa công bố gọi tên Công viên Kim Quy, Tổ hợp 148 phố Giảng Võ
Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ra thông báo số 506/TB-VP ngày 31/10/2024, nêu kết luận của Chủ tịch UBND TP về tình hình triển khai các dự án đầu tư kéo dài, chậm tiến độ và gây bức xúc trong xã hội....
-
Một thứ ở Việt Nam bị bão Yagi tàn phá sắp được đem ra bán, giá khởi điểm hơn 340 triệu đồng
Tài sản này bao gồm gần 110 m3 gỗ xà cừ, hơn 130 m3 gỗ tạp và khoảng 54 tấn củi. Giá khởi điểm của lô gỗ, củi hơn 340 triệu đồng.