Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Philippe Tabarot - Ảnh Báo Chính phủ.
Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí đánh giá cao những thành quả hợp tác nổi bật trong lĩnh vực giao thông vận tải thời gian qua. Đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống, có lịch sử lâu đời trong quan hệ hai nước. Nhiều công trình hạ tầng lớn tại Việt Nam, như tuyến đường sắt Bắc – Nam, một số sân bay, đã mang dấu ấn hợp tác với Pháp. Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội là một trong những minh chứng điển hình cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, coi đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược, với hàng loạt dự án lớn trên cả năm lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa. Việc đầu tư mạnh cho hạ tầng không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn góp phần hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới; giảm chi phí logistics hiện chiếm tới 17-18% GDP và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc về thể chế để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng, với tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và quyết tâm hành động. Trên tinh thần đó, Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp Pháp tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực như phát triển đường sắt, đường bộ, cảng biển, mở rộng tuyến vận tải biển trực tiếp đến Việt Nam, phát triển kinh tế hàng không, không gian vũ trụ, không gian biển và ngầm...
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Pháp đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay (hangar) tại Việt Nam và tham gia các dự án đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng.
Về phía Bộ trưởng Philippe Tabarot, ông cũng nhấn mạnh Pháp có thế mạnh truyền thống và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông vận tải, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào các dự án chiến lược tại Việt Nam. Ông cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, phía Pháp đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo Việt - Pháp về đường sắt tốc độ cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới.
Ngoài ra, Bộ trưởng Philippe Tabarot cho rằng hai bên cần đẩy mạnh hợp tác thực chất, hiệu quả trên tinh thần tin cậy, tôn trọng và cùng phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Pháp thời gian qua cũng ghi nhận nhiều tiến triển tích cực. Năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 5,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Pháp các mặt hàng chủ lực như điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, giày dép; đồng thời nhập khẩu máy móc, dược phẩm và các sản phẩm công nghệ cao từ Pháp. Hai bên tiếp tục hướng tới cân bằng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau.
Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của Bộ trưởng Philippe Tabarot là bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa những cam kết trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông – lĩnh vực then chốt với sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.
-
Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tính đến tháng 1/2025, Việt Nam nằm trong danh sách 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm nay. Danh sách này có sự góp mặt của 6 đại diện đến từ châu Á, 12 quốc gia thuộc châu Phi cho thấy sự phân bổ tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi và đang phát triển.
-
“Tháo chốt”, khơi thông các điểm nghẽn cho kinh tế tư nhân phát triển
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu tháo "chốt ", khơi thông các điểm nghẽn để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
-
Trong chuyến công tác tại Mỹ cùng Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại với doanh nghiệp Mỹ.








-
Tổng thống Pháp sắp sang thăm Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa chính trị – ngoại giao đặc bi...
-
Đầu tư vào Hoa Kỳ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?
Hội nghị thượng đỉnh đầu tư tại Hoa Kỳ (SelectUSA 2025) là lần đầu tiên đoàn Việt Nam có số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất từ trước đến nay. Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Hoa Kỳ?...
-
Ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư hơn 6,5 tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn KOGI đã ký kết các thỏa thuận đầu tư-hợp tác chiến lược với đối tác Nhật Bản và khu vực Trung Đông để triển khai 3 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 tỷ USD.