Dẫn đầu danh sách là Nam Sudan, với mức tăng trưởng ước tính lên tới 27,2% trong năm 2025. Tuy nhiên, đây là mức tăng từ cơ sở thấp do năm 2024, nền kinh tế Nam Sudan đã giảm 26,4% do xung đột với Sudan, làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu mỏ - lĩnh vực kinh tế chủ chốt của quốc gia này.
Xếp sau Nam Sudan, Guyana là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP dự báo cao thứ hai thế giới trong năm 2025, với 14,4%. Sự bùng nổ kinh tế của Guyana đến từ các mỏ dầu mới được phát hiện và khai thác thương mại hóa hiệu quả. Ngành dầu mỏ phát triển mạnh đã đưa nền kinh tế nhỏ bé của quốc gia Nam Mỹ này vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong nhiều năm qua.
Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới - Ảnh Visual Capitalist/Nguồn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Việt Nam cũng có mặt trong danh sách với mức tăng trưởng dự báo 6,1% trong năm 2025, vượt qua nhiều nền kinh tế lớn khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Theo đó, GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 506 tỷ USD, đưa nền kinh tế nước ta đứng thứ 33 thế giới về quy mô GDP.
Bên cạnh dự báo của IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,8%, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng của năm 2024.
Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên mà Việt Nam đặt ra. Đây là mức tăng trưởng đã được điều chỉnh tăng trong Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trước đó, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 được đặt trong khoảng 6,5-7%, nhưng đã được điều chỉnh lên nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Việc Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực cho thấy nền kinh tế vẫn đang giữ vững đà phát triển, đặc biệt trong bối cảnh nhiều thách thức từ kinh tế toàn cầu, bao gồm rủi ro lạm phát, suy giảm thương mại và biến động địa chính trị. Các động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục đến từ xuất khẩu, đầu tư nước ngoài (FDI), công nghiệp chế biến - chế tạo và tiêu dùng nội địa.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số và cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước.
-
Thủ tướng họp với các địa phương bàn về tăng trưởng kinh tế
Sáng 21/2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
-
Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 song năm 2024, Quảng Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,42%, đứng thứ 6 trong vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 20 cả nước.
-
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.








-
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới....
-
Việt Nam và Belarus thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
Chiều 12/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Belarus....
-
Thủ tướng Thái Lan sắp sang thăm chính thức Việt Nam
Theo Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-16/5....