Năm 2023, thị trường bất động sản sang trang mới khi nhiều luật liên quan dự kiến được sửa đổi và thông qua. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đã đưa ra những phân tích và dự báo về triển vọng của từng phân khúc.

Ảnh minh hoạ

Theo PGS.TS. Trần Kim Chung, thị trường đất đai đã có dấu hiệu tốt lên và được kỳ vọng có thể đưa luồng tiền lớn vào thị trường.

Thị trường đất đai với những yếu tố quan trọng đã được đề cập trong Nghị quyết số 18-NQ/TW hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Thứ hai, thị trường nhà ở từ tình trạng mất cân đối cung cầu trong năm 2022 sẽ có thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chú trọng phát triển nhà ở xã hội, góp phần đưa ra thị trường sản phẩm hàng hoá phù hợp kèm theo những cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính.

Thứ ba, thị trường bất động sản công nghiệp chưa khi nào có cơ hội tốt như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh dịch chuyển luồng vốn trên thế giới.

Kết thúc năm 2022, dù chịu nhiều tác động của tình hình thế giới, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 8%, lạm phát kiểm soát ở mức 3%...

Thứ tư, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu tăng trở lại sau khi du lịch Việt Nam mở cửa và khởi sắc.

Thị trường cuối cùng trong 5 phân mảng là bất động sản tài chính.

Ở mảng thị trường này, ông Chung xem xét trên bình diện luồng tiền và nhận thấy những tín hiệu tích cực là chủ đạo.

Luồng tiền thứ nhất là tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm nay nhờ quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023.

Luồng tiền thứ hai là chứng khoán đã có xu hướng tăng. Đặt khả năng nếu chứng khoán tăng đến mức 1.300-1.400 sẽ có một lượng tiền lớn đi vào nền kinh tế và bất động sản.

Luồng tiền thứ ba trái phiếu dần phục hồi. Năm 2023 có khoảng hơn 6.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn nhưng với các phản ứng chính sách đã được đưa ra, vấn đề này được kiểm soát.

Luồng tiền thứ tư là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều triển vọng gia tăng. Hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ 2 trong nhóm các thị trường mới nổi. Lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.

Luồng tiền thứ năm là kiều hối vẫn đang rất ổn định. Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó ước tính 25% kiều hối đầu tư vào bất động sản nói chung.

Luồng tiền thứ sáu là các nhà đầu tư tiềm năng không hạn chế khi có cơ hội sẽ đầu tư ngay với tâm lý không có ngoại lệ là có tích luỹ sẽ đầu tư đất đai, nhà ở.

Các luồng tiền còn lại ở mức ổn định như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vượt qua thời điểm khó khăn; M&A tiếp tục tăng; những nhà đầu tư chiến lược mới xuất hiện có thể xem như sếu đầu đàn thay đổi cục diện của một địa phương, một vùng kinh tế…

Đánh giá về phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm tới, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng phân khúc này vẫn phát triển theo kiểu đi bộ. Độ lấp đầy chỉ từ 50% - cao nhất 75%.

Theo ông Võ, đây không phải là phân khúc có nhu cầu lớn ở mức vượt cung hiện nay. Cung - cầu khá đều đặn, đầu tư vào đây có lợi nhuận nhưng không cao, chưa bao giờ sốt giá. Chính vì vậy nó vẫn tiếp tục phát triển.

Gần đây, các nghị định của Chính phủ trong đó chủ yếu thiết lập kết nối giữa KCN và khu đô thị dịch vụ. Đó là tinh thần mới, tạo ra sơ sở phát triển mới cho loại hình này, nhưng trên thực tế mới chỉ có các KCN Việt Nam - Singapore làm được việc này, trong phạm vi là các KCN nhỏ.

“Chúng ta rất cần mô hình này lan ra các KCN lớn. Việt Nam làm được điều đó mới có động lực cho bất động sản công nghiệp bứt phá”, ông Võ cho biết.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.