Theo dự kiến, ngày mai (1-12), Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Cà Mau sẽ họp liên ngành để thống nhất cách hiểu bản án phúc thẩm ngày 12-8 của TAND Cấp cao tại TP.HCM liên quan vụ tranh chấp cổ phần Công ty CP Nam Bắc.
"Tòa đã ba lần sửa chữa, bổ sung bản án nhưng đến giờ này, Cục THADS Cà Mau vẫn chưa thể hiểu rõ để thi hành bản án này" - ông Huỳnh Minh Hiệu, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Cà Mau nói qua điện thoại với PV PLO.
Dự án đầu tư tại Cà Mau của Công ty CP Nam Bắc, liên quan tranh chấp. Ảnh: Trần Vũ
Sau ba lần sửa chữa, bổ sung, giải thích bản án, tên công ty phải thi hành án đã được điều chỉnh đúng, từ Công ty CP Bắc Nam thành Công ty CP Nam Bắc. Án phí được sửa từ 247 triệu xuống còn 3 triệu đồng. Nội dung THA buộc bị đơn trả lại hơn 3 triệu cổ phần tương đương 30,5 tỉ đồng đã được sửa chữa cắt bỏ phần số tiền 30,5 tỉ đồng, chỉ còn phải trả hơn 3 triệu cổ phần.
Nhưng đến nay, Cục THA tỉnh Cà Mau vẫn chưa hiểu tòa tuyên buộc bị đơn trả nguyên đơn hơn 3 triệu cổ phần là trả cái gì. Bởi bản án phân tích việc mua bán cổ phần giữa nguyên đơn và bị đơn là giả tạo, tức không ai trao cho ai cái gì cả. Nay tòa tuyên hủy các hợp đồng này và buộc bị đơn trả 3 triệu cổ phần là không hiểu nổi.
Như PLO đã thông tin, tháng 6-2019, vợ chồng bà Nguyễn Thị Bắc, Vũ Trọng Hùng ở phường 8, TP Cà Mau khởi kiện ông Trần Văn Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nam Bắc Cà Mau. Nội dung khởi kiện yêu cầu tòa hủy các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của vợ chồng bà cho ông Tùng nhiều năm trước. Nguyên đơn cho rằng đó là hợp đồng giả tạo nhầm để ông Tùng đứng tên giùm để để tranh thủ các nguồn tài chính.
Ba quyết định sửa chữa, bổ sung một bản án của TAND Cấp cao tại TP.HCM Ảnh: Trần Vũ
Mục đích của phía nguyên đơn là đòi lại quyền quản lý điều hành Công ty CP Nam Bắc. Tuy nhiên, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên buộc ông Tùng trả lại cổ phần và cùng vợ chồng bà Bắc đến cơ quan chức năng đổi tên người đại diện công ty theo quy định của pháp luật.
Sau khi bản án ban hành, bốn cơ quan ở Cà Mau cùng lên tiếng cho rằng tòa tuyên như vậy là không khả thi. Bốn cơ quan gồm: Cục THA, HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu quốc hội, Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau. Các cơ quan này đều đã có văn bản hỏi, giải thích, kiến nghị đến TAND Cấp cao tại TP.HCM và TAND Tối cao.
Sở KH&ĐT Cà Mau cho rằng bản án tuyên nguyên đơn và bị đơn đến cơ quan chức năng thay đổi tên người đại diện pháp luật của công ty theo quy định pháp luật. Căn cứ quy định pháp luật, sở này chỉ đổi người đại diện khi có đủ hồ sơ theo quy định, mấu chốt là hồ sơ họp HĐQT hợp pháp của công ty thống nhất đổi tên người đại diện.
Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, ông Trần Văn Hiện và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh này cùng cho rằng bản án không khả thi, không khách quan, kiến nghị cơ quan thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
-
Cà Mau: Khó nâng cấp, mở rộng đường vì... nguồn vốn chưa cho phép
Nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông được cử tri phản ánh tại kỳ họp HĐND tỉnh Cà Mau khóa IX.






-
Có gì trong Quy hoạch chi tiết cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được duyệt?
Theo quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, đến năm 2030, cảng biển Cà Mau có thể đón tàu 150.000 tấn, xử lý tới 3,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, phục vụ trung tâm điện khí LNG và kết nối mạng lưới vận tải liên vùng....
-
Cao tốc Cà Mau - Cần Thơ hơn 27.000 tỷ đồng hiện đang thi công đến đâu?
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111km, hoàn thành hơn 66% khối lượng công việc sau hơn 2 năm xây dựng, nhà thầu đang thi công xuyên suốt để công trình đưa vào sử dụng cuối năm 2025.
-
Thông tin mới nhất về tuyến cao tốc nối TP Cà Mau đến Đất Mũi
Tuyến cao tốc từ TP Cà Mau đến Đất Mũi dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe, chạy song song với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau đến Đất Mũi. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông...