Dù bật tăng mạnh nhưng thanh khoản phiên giao dịch hôm nay của VIC lại chỉ bằng 1/2 phiên ngày hôm qua với hơn 8 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Tuy nhiên mã VIC ghi nhận trắng bên bán trong khi bên mua vẫn còn dư trần gần 1,2 triệu cổ phiếu.
Sáng nay (24/4), Tập đoàn Vingroup (VIC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với nhiều điểm đáng chú ý, đặc biệt là những phát ngôn ấn tượng của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và những trụ cột kinh doanh mới của tập đoàn.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup tại đại hội.
Chia sẻ tại đại hội, tỷ phú Phạm Nhật Vương cho biết, đã tiến hành thủ tục niêm yết Vinpearl từ năm ngoái và đi đến những bước cuối cùng, trong tháng 4 sẽ xong và Vinpearl niêm yết trong tháng 5, các hoạt động kinh doanh đều đang có lãi.
Với siêu dự án ở Cần Giờ và tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối về TP.HCM, cổ đông hỏi về nguồn vốn để đầu tư, ông Vượng cho biết, dự án Cần Giờ đúng là rất lớn, không phải chỉ 10 tỷ USD mà thực tế sẽ còn cao hơn rất nhiều do chi phí đầu tư khổng lồ. Tuyến đường sắt tốc độ cao cũng tương tự, có thể cần 3-4 tỷ USD.
Chủ tịch Vingroup cho biết, Tập đoàn luôn tính toán kỹ lưỡng về vốn tự có và vốn vay. Ví dụ, nếu đầu tư 3 tỷ USD, thì vốn chủ sở hữu cần là khoảng 450 triệu USD, con số này vẫn trong tầm kiểm soát của Tập đoàn.
Với các dự án lớn, Tập đoàn có chính sách bán buôn, bán trước cho các nhà đầu tư ưu tiên. Vingroup có nhiều đối tác, từ Nhật, Singapore, Việt Nam muốn đầu tư vào đó.
“Quan điểm của tôi là an toàn là trên hết. Chúng tôi kiên trì, bền bỉ và quản trị rủi ro cực kỳ chặt chẽ. Có thể bán trước với giá thấp để cân đối dòng tiền ngay từ đầu - miễn là Tập đoàn sống được, tồn tại được, từ đó mới nắm bắt và phát triển được cơ hội. Không nên ôm giữ tất cả rồi lại không kịp xoay chuyển khi tình hình thay đổi”, ông Vượng chia sẻ.
Ông Vượng cũng cho biết, Vingroup có ba trụ cột chính là công nghiệp - công nghệ, thương mại dịch vụ và thiện nguyện xã hội. Sắp tới, Vingroup sẽ mở thêm hai trụ cột lớn cho tập đoàn là hạ tầng và năng lượng.
Về hạ tầng, doanh nghiệp này đã đăng ký với Chính phủ để đầu tư một số tuyến đường sắt cao cấp như tuyến Phú Mỹ Hưng - Cần Giờ và tuyến Hà Nội - Quảng Ninh. Ngoài ra, còn đang nghiên cứu đầu tư một số cảng biển.
Còn về năng lượng, mục tiêu đến năm 2030 là phát triển 25.5 GW điện năng lượng tái tạo, và đến năm 2035 là 52.5 GW.
Khi được hỏi về định hướng phân bổ đầu tư giữa cá nhân Chủ tịch và Tập đoàn như thế nào cho các dự án?
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nói ngắn gọn, định hướng là dự án nào “ngon” thì Tập đoàn đầu tư, còn "xương" thì tôi đầu tư.
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Năm nay VinFast sẽ hòa vốn tại Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, cho biết năm nay VinFast đặt mục tiêu bán ra hơn 200.000 xe điện, chiếm khoảng 40% thị phần tiêu thụ xe ôtô trong nước.
-
Vingroup vượt BIDV trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai sàn chứng khoán
Cổ phiếu VIC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, nâng vốn hóa Vingroup lên gần 266.000 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn thứ 2 sàn chứng khoán.
-
Vingroup phát hành riêng lẻ tổng cộng 7.000 tỷ đồng trái phiếu. Cả hai lô đều có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, dành riêng cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định pháp luật.








-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...
-
Điều chỉnh công suất khai thác sân bay Gia Bình, sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giảm công suất Nội Bài, tăng quy mô sân bay Gia Bình lên 30 triệu khách/năm trong giai đoạn 2021-2030, do 2 sân bay này nằm gần vùng trời, chỉ cách nhau khoảng 43km.
-
Doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng
VinSpeed - doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.