Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu tháng 1 đạt 15,08 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 4 mặt hàng đat kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình như điện thoại và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD; Điện tử, máy tính và linh kiện 2,2 tỷ USD; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1,6 tỷ USD; hàng dệt may 1,29 tỷ USD;...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu trong kỳ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. có 2 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là Điện tử, máy tính và linh kiện 4,1 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1,9 tỷ USD;...
Cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu tháng 1 xuất siêu 0,38 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,73 tỷ USD).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,57 tỷ USD.
Được biết, năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023, cán cân thương mại thặng dư dự kiến khoảng 15 tỷ USD.
Trước đó, năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 681 tỷ USD, giảm 6,9%, tương ứng giảm 50,25 tỷ USD so với năm trước. Cán cân thương mại xuất siêu 28,3 tỷ USD.
-
Năm 2023, Việt Nam xuất siêu 28 tỷ USD
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước. Cán cân thương mại năm 2023 thặng dư 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD).








-
Việt Nam và Mỹ chính thức khởi động đàm phán về vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn...
-
Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam thúc đẩy hợp tác bán dẫn và năng lượng
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 27-29/4, với mục tiêu thúc đẩy nhiều lĩnh vực hợp tác chiến lược như chất bán dẫn, năng lượng và giao lưu nhân dân, đồng thời củng cố quan hệ song phương....
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....