Hình minh họa
Thủ tướng yêu cầu nghiêm túc công bố lãi suất cho vay, giảm thủ tục vay vốn
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá.
Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.
Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...
Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến.
Thủ tướng họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn tháo gỡ khó khăn
Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đầu năm 2024, các tín hiệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới năm 2024 được đánh giá còn rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, dù kinh tế Việt Nam có khởi sắc, tiến bộ, phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức và khó khăn, thách thức có thể đến bất lúc nào.
Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giảm; lượng tiền gửi còn rất lớn; lãi suất cho vay còn cao. Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023 trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn (14 triệu tỷ đồng); lãi suất cho vay vẫn còn cao; nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm; một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả (như gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, trong khi gói 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản lại giải ngân rất nhanh)... (NHNN sẽ có báo cáo đầy đủ).
Việt kiều sắp dễ dàng sở hữu bất động sản tại Việt Nam
Trong Luật Đất đai 2024 (hiệu lực từ 1.1.2025) đã được Quốc hội thông qua, điểm thay đổi mới nhận được nhiều sự chú ý là chi tiết mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.
Cụ thể, Khoản 3 và khoản 6 điều 4 luật Đất đai 2024 về "Người sử dụng đất" quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận. bao gồm: cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bình luận về những cập nhật mới này, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhóm người mua bất động sản Việt Kiều.
Thủ phủ công nghiệp “sát vách” TP.HCM sẽ chuyển đổi 45.000ha đất phát triển đô thị, khu công nghiệp
trong năm 2023, các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút 5.780 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước, đạt 482% kế hoạch và 1,22 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, đạt 100% kế hoạch năm 2023.
Tỉnh Bình Dương cũng xếp thứ 3 trong danh sách 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024.
Kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý Các KCN Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 130-140 dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, với tổng số vốn đầu tư 1,2-1,3 tỉ đô la Mỹ; thu hút 1.100 - 1.200 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước; vốn đầu tư xây dựng đạt 5.700 tỉ đồng; cho thuê và cho thuê lại đất 100 - 150 ha; thu hút 15.000 lao động; tổng doanh thu 35 - 40 tỉ đô la Mỹ.
“Đánh thức” cây cầu trăm tỉ trên con đường huyết mạch cửa ngõ phía Tây TP.HCM
Tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn TP HCM, chiều 14/3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố đã cho biết, trong tháng 5/2024, cầu Tân Kỳ - Tân Quý sẽ được tái khởi công trở lại.
Theo Ban Quản lý dự án, sau khi được UBND quận Bình Tân bàn giao mặt bằng, dự án sẽ thi công và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng chậm nhất ngày 31/2024. Được khởi công vào năm 2017, cầu Tân Kỳ - Tân Quý có tổng vốn đầu tư 312 tỉ đồng và tăng lên 668 tỉ đồng thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Dự án bao gồm xây cầu dài 82,9m vượt qua kênh Tham Lương và rộng 16m cho 4 làn xe lưu thông, lề bộ hành rộng 1,5m, đường vào cầu có tổng chiều dài 224,8m.
Thông tin về hai tuyến cao tốc mà Đắk Lắk muốn xây thêm trước năm 2030
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn về việc đăng ký danh mục đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây ưu tiên đầu tư trước năm 2030, theo báo Đắk Lắk.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, xem xét, triển khai đồng bộ các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Cụ thể, tuyến cao tốc Pleiku (tỉnh Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), dài 160 km, quy mô 6 làn xe và tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), dài 105 km, quy mô 6 làn xe.
Đây là các tuyến cao tốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng trước năm 2030 và kết nối các dự án cao tốc đang triển khai xây dựng trong khu vực, từng bước đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao, phù hợp với phát triển vận chuyển hành khách hàng năm.
-
Nóng trong tuần: Quy hoạch mới khu vực hơn 6.000ha tại TP Quy Nhơn
Bình Định lập quy hoạch mới khu vực hơn 6.000 ha tại thành phố Quy Nhơn; Cao tốc kết nối trực tiếp TP.HCM với sân bay Long Thành "tắc nghẽn”, Đồng Nai kiến nghị mở rộng lên 8 – 10 làn xe; Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”... là những thông tin nóng trong tuần qua.