Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Về định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ “5 tăng”, “5 giảm”, “5 tăng tốc, bứt phá”.
Trong đó, “5 tăng” gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Năm giảm” gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…
“Năm tăng tốc, bứt phá” gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm chỉ đạo điều hành là bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, dao động; phải kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không điều hành “giật cục”….
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá.
Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...
Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến.
Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.
Đối với các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các thông tư hướng dẫn; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
-
“Ông lớn” bất động sản Bình Dương tiết lộ kế hoạch làm 10.000 - 20.000 căn hộ trong năm nay
Trong xu thế mới, nếu hoạt động đơn thuần là kinh doanh bất động sản thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy, năm 2024 doanh nghiệp này tập phát triển nhà ở xã hội phục vụ công nhân và người dân tại Bình Dương với dự định vừa xây dựng và vừa mở rộng từ 10.000-20.000 căn hộ trong năm nay.
-
Sẽ tổng rà soát 160 dự án đang bị vướng mắc
Thủ tướng đã quyết định thành lập ban chỉ đạo để tập trung giải quyết các dự án vướng mắc, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
-
Đồng Nai kiến nghị đẩy nhanh tiến độ gỡ vướng trong triển khai các dự án Aqua City, Long Hưng, Đồng Nai Waterfront
Đồng Nai kiến nghị đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai các dự án tại phân khu C4, thuộc xã Long Hưng và một phần phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-
Chủ tịch Sun Group: Chúng tôi đã được vay với lãi suất giảm rất nhiều so với năm ngoái
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô diễn ra sáng ngày 14/3, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Su...