Bình Dương sẽ xây dựng thêm 10 khu công nghiệp trong thời gian tới
Theo CTTĐT tỉnh Bình Dương, Ban Quản lý Các khu công nghiệp Bình Dương vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Theo báo cáo, trong năm 2023, các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút 5.780 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước, đạt 482% kế hoạch và 1,22 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, đạt 100% kế hoạch năm 2023.
Tỉnh Bình Dương cũng xếp thứ 3 trong danh sách 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024.
Kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý Các KCN Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 130-140 dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, với tổng số vốn đầu tư 1,2-1,3 tỉ đô la Mỹ; thu hút 1.100 - 1.200 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước; vốn đầu tư xây dựng đạt 5.700 tỉ đồng; cho thuê và cho thuê lại đất 100 - 150 ha; thu hút 15.000 lao động; tổng doanh thu 35 - 40 tỉ đô la Mỹ.
Hội nghị đã nghe báo cáo của nhóm chuyên gia lập quy hoạch tỉnh về định hướng quy hoạch tỉnh Bình Dương; KCN thông minh, sinh thái; hướng đi mới cho các KCN tại Bình Dương; hệ sinh thái phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo: Động lực phát triển mới cho công nghiệp Bình Dương.
Theo báo Vnexpress, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, cho biết từ nay đến năm 2030, đơn vị sẽ xúc tiến phát triển thêm 10 khu công nghiệp mới.
Trong đó, hai khu công nghiệp tại huyện Bắc Tân Uyên và thành phố Tân Uyên sẽ được lập mới trong hai năm tới, với tổng diện tích 1.000 ha.
8 khu công nghiệp khác tại huyện Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giao được triển khai đến cuối 2030. Tổng diện tích các khu này trên 6.000 ha.
Cũng theo đơn vị này, ngoài các khu công nghiệp mới, các khu công nghiệp hiện hữu cũng sẽ được đầu tư mở rộng để thu hút các nhà đầu tư. Tỉnh Bình Dương cũng sẽ chuyển đổi khoảng 45.000ha đất để dành cho phát triển đô thị, khu công nghiệp.
Tỉnh Bình Dương là một trong những nền kinh tế phát triển sôi động nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Địa phương này có vị trí tiếp giáp với TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và sở hữu một mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối liên vùng được đầu tư bài bản.
Tỉnh Bình Dương được ví như thủ phủ công nghiệp của cả nước. Thậm chí đây là các nôi của khu công nghiệp. VSIP là thương hiệu khu công nghiệp nổi tiếng được bắt đầu từ Bình Dương, hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Có nguồn nội lực mạnh, lại nằm tiếp giáp với TP.HCM nên tốc độ đô thị hóa của Bình Dương diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, Bình Dương đang có 4 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên.
Ngoài ra thị xã Bến Cát cũng đang được Bình Dương hoàn tất các bước cuối cùng để trở thành thành phố thứ năm của địa phương này vào năm 2025.
-
Bình Dương “dọn đường” để Bến Cát lên thành phố
Để Bến Cát sớm trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Bình Dương, trong thời gian tới địa phương này sẽ được bố trí nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tháo gỡ khó khăn về đất đai, đẩy mạnh mời gọi đầu tư vào các khu vực phát triển đô thị.
-
Bình Dương lên kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 40 khu đất, diện tích hơn 9.700ha trong năm nay
Theo đề xuất từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, 40 khu đất với tổng diện tích 9.713,27 ha đang được lên kế hoạch triển khai thủ tục lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư....
-
Điều chỉnh chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 400ha ở Bình Dương
Khu công nghiệp Sóng Thần III tọa lạc tại phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo điều chỉnh, quy mô sử dụng đất của dự án là 428,027 ha.
-
Điều chỉnh một số dự án trọng điểm phù hợp với quy định, thực tiễn
Chiều 10-1, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp lần thứ 81 của UBND tỉnh. Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.