Việc loại 4 nhóm tín dụng bất động sản ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất không được nhiều nhà đầu tư đón nhận như một tin vui thực sự.
Việc nới tín dụng bất động sản nhưng lại ràng buộc bằng điều kiện thời gian đã khiến không ít doanh nghiệp thất vọng.
Người cần thì không có
Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước ngày 14/11 vừa qua, các tổ chức tín dụng khi xác định tỷ trọng so với tổng dư nợ cho được loại trừ một số nhu cầu cho vay vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và thuộc chính sách an sinh, xã hội, cụ thể là 4 nhóm như: vay để mua nhà, sửa chữa nhà; xây nhà thu nhập thấp; nhà cho công nhân và các công trình, dự án nhà ở sắp hoàn thiện.
Rõ ràng, với quy định trên, không chỉ các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều người dân cũng như “mở cờ trong bụng”, đặc biệt là những người đang khó khăn về nhà ở hay đang kẹt tiền đóng theo tiến độ cho chủ đầu tư. Như vậy, sau một thời gian bị ngân hàng “ngoảnh mặt”, giờ đây người dân có thể tiếp cận vốn từ ngân hàng để mua nhà, xây nhà, sửa nhà đúng vào thời điểm bắt đầu mùa xây dựng.
Thế nhưng, với giới đầu tư, đặc biệt là các chủ dự án đang khát vốn, họ đón nhận thông tin trên giống như một tia sáng lóe lên rồi vụt tắt, bởi quy định khá ngặt nghèo, “chỉ áp dụng cho các dự án, công trình nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012 theo nội dung hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng”.
Thất vọng trước quy định được cho là “nửa vời” này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nói, mở tín dụng bất động sản vào thời điểm này là chủ trương đúng, nhưng việc quy định nguồn vốn vay để hoàn thiện các dự án phát triển nhà chỉ áp dụng đối với các dự án nhà ở được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trước 1/1/2012 là không thực tế.
“Từ nay đến ngày 1/1/2012, chỉ còn hơn một tháng. Nếu quả thực có những dự án kiểu này, thì cũng là những dự án dường như đã xây dựng xong, chỉ còn lại một số việc lau chùi, dọn dẹp, hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng. Những dự án dạng này thì đâu cần vốn làm gì nữa, hoặc nếu cần thì khoảng thời gian này chưa đủ để làm thủ tục, chứ nói chi đến chuyện vay?”, ông Đực nói.
Chính vì vậy, theo lãnh đạo Đất Lành, ngân hàng đã "mở" thì nên tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Có thể áp dụng với các dự án xây dựng dở dang ở mức hoàn thành 70% hoặc những dự án có mức độ xây dựng thấp hơn nhưng khả thi, và thời gian nên kéo ra ít nhất là hết năm 2012.
Cùng quan điểm với ông Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Viglacera Nguyễn Trí Dũng cho hay, nếu lấy mốc thời gian là 1/1/2012 để áp dụng cho các dự án là điều không phù hợp với thực tiễn hiện nay, đồng thời nó cũng không mang nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp.
Bởi lẽ, theo quy định hiện hành, dự án chưa hoàn thiện thì không được phép huy động đủ 100% giá mua căn hộ từ khách hàng mà chỉ đến khi bàn giao nhà cho khách hàng xong mới được thu đủ 100% giá trị căn hộ.
Vì vậy, sẽ có một “khoảng trống” về vốn mà doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ, tiếp sức của ngân hàng để hoàn thiện công trình. Tuy nhiên với thời hạn áp dụng chỉ hơn một tháng đã vô tình đưa đến thực tế là “người cần vay thì không được, người được vay thì không cần”.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bất động sản Vinh Gia, ông Ngô Thế Vinh nhìn nhận, chủ trương nới tín dụng cho 4 nhóm trên không có nhiều tác dụng đối với doanh nghiệp bất động sản. Theo ông, may ra chỉ một số ít mới cần đến khoản tín dụng đó, bởi đa phần với các dự án mà 1/1/2012 bàn giao nhà thì đến nay họ cũng đã bán hết từ lâu.
Chỉ là “quà” tinh thần?
Thoạt tiên, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước có vẻ như sẽ tiếp thêm sinh khí cho thị trường bất động sản vốn đã ảm đảm từ đầu năm đến nay. Thế nhưng, với những quy định khoanh vùng đối tượng và những ràng buộc về thời gian, đã có những nghi ngờ rằng dường như đối tượng mà chính sách này nhắm tới đã bị trượt mục tiêu.
Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaland, việc Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp mở tín dụng cho 4 nhóm đối tượng trên là tín hiệu tích cực không chỉ cho thị trường bất động sản mà cho nhiều ngành nghề khác. Tác dụng trước hết là phần nào tháo gỡ được vấn đề tâm lý của doanh nghiệp, nhà đầu tư về việc nhà nước không phân biệt đối xử bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất.
Ngoài ra, việc mở tín dụng này, khả năng đến cuối năm nay, dư nợ tín dụng phi sản xuất có thể đạt 16% theo quy định, vì tín dụng cho vay thuộc 4 nhóm đối tượng này chiếm tỷ lệ khá cao. Từ đây, các ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong hoạt động tín dụng và thanh khoản của ngân hàng sẽ cải thiện, kích thích hàng loạt ngành nghề có liên quan khác như xây dựng, sắt, thép, xi măng… phát triển.
Thế nhưng, ngay cả lãnh đạo một ngân hàng thương mại và nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng nhìn nhận, động thái mở van tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước có tác dụng như một "liều thuốc an thần", giúp cho nhà đầu tư yên tâm hơn.
Ông Ngô Thế Vinh cho rằng, quyết định này của Ngân hàng Nhà nước sẽ gần như không tác động nhiều đến thị trường bất động sản. Bởi lẽ, chủ trương cho vay mua nhà, sửa nhà nhưng lại chủ yếu hướng đến đối tượng có thu nhập thấp, trừ tiền vào lương... Trong bối cảnh lãi suất vay vẫn khá cao như hiện nay, nhóm người thu nhập thấp khó mà có nhiều người “dũng cảm” đi vay ngân hàng để mua nhà, sửa chữa...
Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan mà nhiều doanh nghiệp bất động sản nhìn thấy ở đây chính là cơ quan quản lý đã nhận thấy được sự “đuối sức” của lĩnh vực bất động sản. “Việc giới hạn cho những dự án bàn giao trước 1/1/2012 rất có thể chỉ là quyết định ban đầu với mục đích thăm dò thị trường, hy vọng Ngân hàng Nhà nước sau đó sẽ nới điều kiện thời gian này thêm nửa năm hoặc một năm, để doanh nghiệp thực sự được hưởng lợi”, ông Vinh nói.
Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước ngày 14/11 vừa qua, các tổ chức tín dụng khi xác định tỷ trọng so với tổng dư nợ cho được loại trừ một số nhu cầu cho vay vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và thuộc chính sách an sinh, xã hội, cụ thể là 4 nhóm như: vay để mua nhà, sửa chữa nhà; xây nhà thu nhập thấp; nhà cho công nhân và các công trình, dự án nhà ở sắp hoàn thiện.
Rõ ràng, với quy định trên, không chỉ các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều người dân cũng như “mở cờ trong bụng”, đặc biệt là những người đang khó khăn về nhà ở hay đang kẹt tiền đóng theo tiến độ cho chủ đầu tư. Như vậy, sau một thời gian bị ngân hàng “ngoảnh mặt”, giờ đây người dân có thể tiếp cận vốn từ ngân hàng để mua nhà, xây nhà, sửa nhà đúng vào thời điểm bắt đầu mùa xây dựng.
Thế nhưng, với giới đầu tư, đặc biệt là các chủ dự án đang khát vốn, họ đón nhận thông tin trên giống như một tia sáng lóe lên rồi vụt tắt, bởi quy định khá ngặt nghèo, “chỉ áp dụng cho các dự án, công trình nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012 theo nội dung hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng”.
Thất vọng trước quy định được cho là “nửa vời” này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nói, mở tín dụng bất động sản vào thời điểm này là chủ trương đúng, nhưng việc quy định nguồn vốn vay để hoàn thiện các dự án phát triển nhà chỉ áp dụng đối với các dự án nhà ở được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trước 1/1/2012 là không thực tế.
“Từ nay đến ngày 1/1/2012, chỉ còn hơn một tháng. Nếu quả thực có những dự án kiểu này, thì cũng là những dự án dường như đã xây dựng xong, chỉ còn lại một số việc lau chùi, dọn dẹp, hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng. Những dự án dạng này thì đâu cần vốn làm gì nữa, hoặc nếu cần thì khoảng thời gian này chưa đủ để làm thủ tục, chứ nói chi đến chuyện vay?”, ông Đực nói.
Chính vì vậy, theo lãnh đạo Đất Lành, ngân hàng đã "mở" thì nên tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Có thể áp dụng với các dự án xây dựng dở dang ở mức hoàn thành 70% hoặc những dự án có mức độ xây dựng thấp hơn nhưng khả thi, và thời gian nên kéo ra ít nhất là hết năm 2012.
Cùng quan điểm với ông Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Viglacera Nguyễn Trí Dũng cho hay, nếu lấy mốc thời gian là 1/1/2012 để áp dụng cho các dự án là điều không phù hợp với thực tiễn hiện nay, đồng thời nó cũng không mang nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp.
Bởi lẽ, theo quy định hiện hành, dự án chưa hoàn thiện thì không được phép huy động đủ 100% giá mua căn hộ từ khách hàng mà chỉ đến khi bàn giao nhà cho khách hàng xong mới được thu đủ 100% giá trị căn hộ.
Vì vậy, sẽ có một “khoảng trống” về vốn mà doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ, tiếp sức của ngân hàng để hoàn thiện công trình. Tuy nhiên với thời hạn áp dụng chỉ hơn một tháng đã vô tình đưa đến thực tế là “người cần vay thì không được, người được vay thì không cần”.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bất động sản Vinh Gia, ông Ngô Thế Vinh nhìn nhận, chủ trương nới tín dụng cho 4 nhóm trên không có nhiều tác dụng đối với doanh nghiệp bất động sản. Theo ông, may ra chỉ một số ít mới cần đến khoản tín dụng đó, bởi đa phần với các dự án mà 1/1/2012 bàn giao nhà thì đến nay họ cũng đã bán hết từ lâu.
Chỉ là “quà” tinh thần?
Thoạt tiên, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước có vẻ như sẽ tiếp thêm sinh khí cho thị trường bất động sản vốn đã ảm đảm từ đầu năm đến nay. Thế nhưng, với những quy định khoanh vùng đối tượng và những ràng buộc về thời gian, đã có những nghi ngờ rằng dường như đối tượng mà chính sách này nhắm tới đã bị trượt mục tiêu.
Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaland, việc Ngân hàng Nhà nước phát thông điệp mở tín dụng cho 4 nhóm đối tượng trên là tín hiệu tích cực không chỉ cho thị trường bất động sản mà cho nhiều ngành nghề khác. Tác dụng trước hết là phần nào tháo gỡ được vấn đề tâm lý của doanh nghiệp, nhà đầu tư về việc nhà nước không phân biệt đối xử bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất.
Ngoài ra, việc mở tín dụng này, khả năng đến cuối năm nay, dư nợ tín dụng phi sản xuất có thể đạt 16% theo quy định, vì tín dụng cho vay thuộc 4 nhóm đối tượng này chiếm tỷ lệ khá cao. Từ đây, các ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong hoạt động tín dụng và thanh khoản của ngân hàng sẽ cải thiện, kích thích hàng loạt ngành nghề có liên quan khác như xây dựng, sắt, thép, xi măng… phát triển.
Thế nhưng, ngay cả lãnh đạo một ngân hàng thương mại và nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng nhìn nhận, động thái mở van tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước có tác dụng như một "liều thuốc an thần", giúp cho nhà đầu tư yên tâm hơn.
Ông Ngô Thế Vinh cho rằng, quyết định này của Ngân hàng Nhà nước sẽ gần như không tác động nhiều đến thị trường bất động sản. Bởi lẽ, chủ trương cho vay mua nhà, sửa nhà nhưng lại chủ yếu hướng đến đối tượng có thu nhập thấp, trừ tiền vào lương... Trong bối cảnh lãi suất vay vẫn khá cao như hiện nay, nhóm người thu nhập thấp khó mà có nhiều người “dũng cảm” đi vay ngân hàng để mua nhà, sửa chữa...
Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan mà nhiều doanh nghiệp bất động sản nhìn thấy ở đây chính là cơ quan quản lý đã nhận thấy được sự “đuối sức” của lĩnh vực bất động sản. “Việc giới hạn cho những dự án bàn giao trước 1/1/2012 rất có thể chỉ là quyết định ban đầu với mục đích thăm dò thị trường, hy vọng Ngân hàng Nhà nước sau đó sẽ nới điều kiện thời gian này thêm nửa năm hoặc một năm, để doanh nghiệp thực sự được hưởng lợi”, ông Vinh nói.
Theo Bảo Anh (VnEconomy)
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Giỏ hàng Diamond - Celadon City mua trực tiếp từ CĐT chiết khấu 17%, nhà mới
6 tỷ 100 triệu- 96m2
Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0908567***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Bán căn liên kế 110m2 Sapphire Gem Hải Phòng - Kề cạnh TTHC mới. Giá đáy 5,9 tỷ
5 tỷ 900 triệu- 110m2
Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
Hôm nay
0819866***
VIP
Biệt thự nghỉ dưỡng gần sân Golf Sông Bé, AEON Mall Bình Dương, 601 Lái Thiêu
16 tỷ 500 triệu- 606m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
BÁN ĐẤT 2 MẶT TIỀN ĐƯỜNG CAO LỖ - CƠ HỘI AN CƯ LẬP NGHIỆP VÀ SINH LỜI CAO!
3 tỷ 500 triệu- 115m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0903378***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.