Ngày 24/3/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Chỉ thị 11/CT-TTG về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Theo Chỉ thị, với các nỗ lực của các cấp, từ năm 2014, thị trường bất động sản đã dần hồi phục và đang trên đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.
Giới phát triển bất động sản cũng đã và đang định hướng lại chiến lược phát triển dự án bất động sản, nắm bắt cơ hội, đón đầu với 3 xu thế đầu tư nổi bật: Bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, bất động sản xanh và thông minh.
Bất động sản khu công nghiệp
Bất động sản công nghiệp hiện là lĩnh vực hấp dẫn trong năm 2019 khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp. Cuộc so găng này góp thêm chất xúc tác giúp Việt Nam lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất nước ngoài, ít nhiều giúp Việt Nam hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam nỗ lực mở rộng khu vực thương mại tự do, trong đó mới nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết vào cuối tháng 6/2019, kỳ vọng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu với bất động sản công nghiệp.
Nhu cầu thuê tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang đã đẩy giá thuê đất công nghiệp, mặt bằng, nhà xưởng tại thị trường Việt Nam tăng cao 10 - 15% tùy khu vực và vùng miền. Trong những tháng còn lại của năm, bất động sản công nghiệp có thể gia tăng nguồn cung, đồng thời có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập hoặc đón thêm nhiều khách thuê mới và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí chiến lược tại khu vực châu Á, nhiều cảng biển lớn được kết nối với các khu công nghiệp, đang trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bất động sản khu công nghiệp đang được xem là cơ hội đầu tư khả thi cho các chủ đầu tư, đặc biệt ở khu vực phía bắc khi nhu cầu thuê từ các tập đoàn công nghệ lớn đang tăng cao.
Bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng
Mặc dù đã hạ nhiệt so với năm 2018, nhưng từ đầu năm đến nay, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Việt Nam đang có tốc độ đô thị hoá cao, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Cùng với đó là sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng.
Thị trường cũng ghi nhận sự phát triển của phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ vui chơi, thư giãn, mua sắm… chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam. Do đó, đây sẽ là cơ hội để các chủ đầu tư tiếp tục phát triển các mô hình shophouse, condotel… theo hướng hiện đại và thân thiện hơn với khách hàng.
Thống kê sơ bộ trong 8 tháng qua, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc trên khắp các chợ địa ốc cả nước. Cùng với sự gia tăng rổ hàng, có khoảng trên 65% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 chọn bất động sản ven biển để đầu tư.
Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn trước đó là nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường ngày càng lớn hơn.
Mặc dù đã hạ nhiệt so với năm 2018, nhưng từ đầu năm đến nay, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
Có thể nói, làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Sự phát triển mạnh mẽ của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng đang tốt dần lên bao gồm cả đường bộ và hàng không.
Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc, du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn.
Trong vài quý đến vài năm tới, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp không khói.
Bất động sản xanh và thông minh
Về bất động sản xanh, theo các chuyên gia hiện có ít công trình được công nhận “xanh” tại Việt Nam. Số lượng công trình đạt chứng chỉ LEED (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh) mới chiếm chưa đến 3%.
Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn của khách hàng, các nhà đầu tư chắc chắn phải định hướng bất động sản xanh trở thành xu thế phát triển chính của mình càng sớm càng tốt.
Lợi ích của bất động sản xanh
Một xu hướng nữa trong ngành bất động sản chính là việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi giới. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI), các doanh nghiệp kỳ vọng việc marketing sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ được cải thiện hơn.