Bộ 3 cổ phiếu bất động sản “đình đám” DIG, CEO và L14 đã từng được bàn tán trên khắp các diễn đàn về chứng khoán giai đoạn cuối năm 2021.
Cùng với “cơn sốt” giá nhà đất, các cổ phiếu này cũng lớn nhanh như thổi.
DIG và L14 lần lượt tăng gấp 4 và 5 lần sau hơn 3 tháng, thậm chí CEO còn tăng gấp 7 lần chỉ trong 2 tháng.
Cả 3 cổ phiếu trên đều đạt đỉnh vào đầu tháng 1/2022 trước khi cú “sập hầm” đầu giá đất Thủ Thiêm diễn ra. Thời điểm đó, L14 còn là cái tên đắt đỏ nhất sàn chứng khoán và là cổ phiếu duy nhất có thị giá trên 400.000 đồng/cổ phiếu. CEO cũng thiết lập vùng giá cao nhất ở ngưỡng 92.000 đồng/cổ phiếu (7/1/2022), trong khi giá cổ phiếu DIG tạo đỉnh hơn 99.000 đồng/cổ phiếu.
Thế nhưng, niềm vui cũng chẳng kéo dài được lâu khi con sóng nhanh chóng rút đi kéo theo các cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh mạnh. Chưa kịp hồi về đỉnh cũ, những động thái thanh lọc, giám sát thị trường trái phiếu sau sai phạm của Tân Hoàng Minh lại mang đến sóng gió cho thị trường.
Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng nóng trước đó đã liên tục lao dốc mạnh. Thị giá DIG và CEO đều giảm mạnh trong khi L14 cũng bốc hơi và đều đang trôi dần về vùng đáy.
Chốt phiên 18/1/2024, giá cổ phiếu DIG dừng ở mức 27.000 đồng/cổ phiếu, tức bằng ¼ mức đỉnh đạt được hổi đầu năm 2022. Cổ phiếu CEO trôi về mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu trong khi L14 chỉ còn 42.200 đồng. Dù vậy, so với thời điểm đầu năm 2023, giá các cổ phiếu này đã có sự hồi phục nhẹ.
Cổ phiếu lao dốc sau thời gian tăng nóng khiến cổ đông cũng dần thoái trào và dường như không còn “mặn mà” với những kế hoạch của công ty. Điển hình như DIG không thể tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 do không đủ số lượng cổ đông tham dự.
Ban lãnh đạo DIG cũng nhận xét cổ phiếu DIG biến động rất mạnh, lên đỉnh xuống đáy liên tục, chẳng hạn như đầu năm 2022, giá cổ phiếu DIG tạo đỉnh hơn 99.000 đồng, cuối năm đã bay ngay 88% giá trị chỉ còn khoảng 1.,500 đồng/cổ phiếu.. Biến động quá mạnh khiến tâm lý nhà đầu tư bất ổn và ban lãnh đạo DIG cũng nhìn thấy điều này, đồng thời đang tìm cách thay đổi chiến lược phát triển và xây dựng hình ảnh mới cho DIG.
Về L14, cổ phiếu này bị HNX đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) từ ngày 19/8/2022 do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 trên BCTC bán niên soát xét là số âm. Mặc dù đã dùng thủ thuật để chuyển L14 FI từ công ty con sang công ty liên kết thông qua ESOP, nhưng L14 vẫn không đủ xóa lỗ. Trước đó, doanh nghiệp này từng gây sốc khi lãi kỷ lục hàng trăm tỷ năm 2021 nhờ 2 cổ phiếu DIG và CEO.
Về cổ phiếu CEO, thị trường chứng khoán hôm 16/11/2023 đã chứng kiến giao dịch bùng nổ với hơn 46,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, ghi nhận con số kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết. Giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn nghìn tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán. Hôm 16/11 cũng là ngày 242,7 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng của CEO Group chính thức được giao dịch. Sau niêm yết bổ sung, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành của CEO là 514,7 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, lượng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của CEO Group tăng mạnh từ hơn 68 tỷ đồng hồi đầu năm 2023 lên hơn 2.600 tỷ đồng đến cuối quý 3/2023.
-
Hai mã cổ phiếu bất động sản được khuyến nghị mua vào trong năm 2024, kỳ vọng tăng giá hơn 98%
KDH và VHM là 2 mã cổ phiếu bất động sản được Công ty Chứng khoán VnDirect khuyến nghị mua trong năm 2024.
-
"Chê" PwC không đáp ứng yêu cầu, Novaland “chia tay” sau 9 năm hợp tác
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) công bố thông tin về việc thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024.
-
Vì sao Vinhomes tách công ty khu công nghiệp vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng thành 3 đơn vị?
Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán VHM) đã công bố việc thành lập thêm hai công ty con mới trên cơ sở tách ra Công ty CP Đầu tư Khu Công Nghiệp Vinhomes. Việc này nhằm giúp Vinhomes tổ chức lại các công ty con....
-
Ông Nguyễn Quốc Cường cho Quốc Cường Gia Lai vay 30 tỷ đồng
Trong quý 3/2024, ông Nguyễn Quốc Cường (thường được gọi là Cường “đô la”) đã cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai mượn 30 tỷ đồng.