Việc mua đi bán lại ở quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không cần thành lập doanh nghiệp có chức năng kinh doanh BĐS nhưng phải kê khai nộp thuế thu nhập theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế khi đầu tư mua nhà nát, nhà đầu tư có thể gặp phải một số rủi ro.
Cụ thể, không ít trường hợp những căn nhà nát có thể được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng, đất lấn chiếm, xây dựng không đúng giấy phép xây dựng, nhà đất không có giấy chứng nhận…
Theo ThS Ngô Gia Hoàng (giảng viên Khoa luật thương mại, ĐH Luật TP.HCM), trường hợp mua nhà không đủ điều kiện giao dịch thì hợp đồng mua bán có thể bị tuyên vô hiệu hoặc người mua không có tư cách chủ sở hữu, khó bán lại sau này. Do đó, cần kiểm tra tính pháp lý của căn nhà: Tốt nhất chỉ nên mua những căn nhà có giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng).
Những căn nhà nát rất có thể vướng mắc về pháp lý. Ảnh: Việt Hoa
Người mua cũng cần kiểm tra kỹ thông tin ghi trên sổ hồng, như người bán phải là chủ sở hữu hợp pháp có tên trên sổ; mục đích sử dụng đất phải là đất ở; thông tin về nhà, công trình xây dựng trên sổ và trên thực tế phải phù hợp với nhau.
"Đặc biệt là người mua cần chú ý kiểm tra thông tin quy hoạch mới nhất trên địa bàn, không nên chỉ dựa vào quy hoạch thể hiện trên giấy chứng nhận, vì quy hoạch có thể thay đổi theo từng giai đoạn" - ThS Ngô Gia Hoàng phân tích.
Cũng theo ThS Hoàng, một số người đầu tư, sửa chữa nhà nát nhưng sau đó không bán lại được. Nguyên nhân có thể là do chi phí sửa chữa quá cao khiến giá nhà cao, vượt quá khả năng chi trả của khách hàng trong phân khúc đó. Ngoài ra, những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng bán nhà như phong thủy, lịch sử của căn nhà, thành phần dân cư xung quanh, môi trường, giao thông… Vì vậy, nhà đầu tư cần khảo sát kỹ những vấn đề trên để ước lượng khả năng thu lợi nhuận sau này.
Theo ông Trần Mạnh Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần D&D (hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và thi công nội thất), khi mua nhà nát cần tính toán kỹ việc sửa chữa hoặc xây dựng mới. Nhiều nhà có diện tích nhỏ nên không thể xây mới theo mong muốn.
"Đôi khi mua nhà nát, chủ nhà muốn xây lại thì lại vướng tỉ lệ, quy hoạch. Chưa kể thông thường nhà nát có diện tích nhỏ, hình thù nhà không như mong muốn (nhiều nhà có hình tam giác, đầu to, đuôi nhỏ…) nên việc bố trí công năng sử dụng rất khó. Chính vì thế, trước khi mua phải nghiên cứu kỹ phương án cải tạo" - ông Đạt chia sẻ thêm.
-
Nghề đi “săn” nhà nát: Thu nhập “khủng” nhưng cũng lắm rủi ro
Sau gần 20 năm gắn bó với nghề đi buôn nhà nát trong trung tâm thành phố, đến nay, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang ven đô, ngoại thành với nguồn cung vẫn còn lớn.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....