Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sắp vận hành thương mại
Chiều 15/2, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm Thành phố đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Thường trực Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm thành phố.
Lãnh đạo thành phố đề nghị, các sở ngành, đơn vị cần hết sức khẩn trương ngay sau Tết, tập trung cao, bao quát công việc và báo cáo nhanh về tiến độ các công trình, dự án trọng điểm được xác định.
Ban chỉ đạo xác định 10 dự án trọng điểm đầu tiên để Ban chỉ đạo theo dõi và tiếp tục cập nhật các dự án khác theo tiến độ.
Cụ thể, 10 dự án này gồm: Dự án Vành đai 2 TP, đoạn 1 và đoạn 2; Dự án Vành đai 3; Dự án Vành đai 4 trên địa bàn TP; Dự án Cầu đường Nguyễn Khoái; Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài; Dự án Metro số 1; Dự án Rạch Xuyên Tâm; Dự án Bắc Kênh Đôi; Chỉnh trang Chung cư Ngô Gia Tự; Dự án trang thiết bị 3 bệnh viện cửa ngõ thành phố.
Trong danh sách 10 dự án trọng điểm trên, phần lớn đều thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông. Đây đều là những dự án quy mô lớn, có vốn đầu tư khủng và khi hoàn thành sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ không chỉ với TP.HCM mà cả khu vực lân cận.
Chẳng hạn, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sau hơn thập kỉ triển khai hiện đang gấp rút thực hiện những khâu cuối cùng để đi vào vận hành thương mại.
Metro 1 Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị của TP.HCM bắt đầu từ nhà ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP.Thủ Đức).
Dự án có tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng, thi công chiều dài khoảng 19,7km, trong đó có 17,1km ở trên cao, đoạn còn lại đi ngầm. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM trong số 8 dự án được quy hoạch.
Theo kế hoạch gần nhất, tuyến metro số 1 sẽ vận hành thương mại từ tháng 7/2024.
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái nằm trong danh sách 10 dự án trọng điểm của TP.HCM
Trong khi đó, hai đoạn 1 và 2 tuyến đường Vành đai 2 qua địa bàn Thủ Đức cũng đã được thành phố thông qua chủ trương đầu tư với kinh phí gần 14.000 tỉ đồng và dự kiến sẽ khởi công cuối năm nay.
Cụ thể, đoạn 1 dài dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội), được đầu tư giai đoạn một với mức vốn khoảng 9.328 tỉ đồng.
Đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài 2,8 km, tổng kinh phí 4.543 tỉ.
Cả hai dự án được giải phóng mặt bằng toàn bộ từ đầu, rộng 67 m, sau đó xây đường song hành hai bên và làm các nút giao. Phần đất trống giữa tuyến sẽ dự trữ cho việc triển khai sau này.
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái là một trong những hạ tầng rất được chờ đợi cũng nằm trong danh sách 10 dự án trọng điểm.
Cụ thể, từ năm 2016, dự án cầu đường Nguyễn Khoái đã được HĐND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỉ đồng, quy mô khoảng 1 km bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) tới điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4).
Tuy nhiên, sau đó dự án phải nhiều lần điều chỉnh và tăng vốn đầu tư. Hiện nay tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3.700 tỉ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là hơn 1.264 tỉ đồng và chi phí xây dựng là 1.748 tỉ đồng).
Sở GTVT TP.HCM cho biết, nếu dự án được thông qua, trong năm 2024 sẽ hoàn thành các thủ tục để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và khởi công xây dựng công trình, bao gồm các hạng mục cầu và đường dẫn phía Quận 1 vào quí IV/2024.
Năm 2025 hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án, bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công. Năm 2026 - 2027 tổ chức thi công hoàn thành toàn bộ công trình đưa vào khai thác.
Đối với dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn thành phố, Sở GTVT TP.HCM thông tin, hiện công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt tiến độ đề ra.
Các cơ quan đang tiếp tục vận động người dân, thu hồi 1,8% diện tích còn lại phục vụ thi công các gói thầu thuộc dự án.
Dự kiến hoàn thành trước 30/4/2024. Về nguồn vật liệu cát đắp nền đường đã được các tỉnh thống nhất hỗ trợ cung cấp cho dự án.
Về dự án Vành đai 4 có chiều dài hơn 200km, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 105.000 tỉ đồng đang được chia thành 5 dự án độc lập do các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An và TPHCM chủ trì nghiên cứu đầu tư.
Hiện nay, dự án còn một số vướng mắc về nguồn vốn. Để đảm bảo tính thống nhất về kỹ thuật, Sở GTVT kiến nghị thành phố chủ trì mời các Bộ ngành và các tỉnh họp để thống nhất xin một số cơ chế và phương thức thực hiện.
Trước đó, Sở này cũng đã có kiến nghị, thay vì chia thành các đoạn và giao cho các địa phương tự triển khai thực hiện, dự án đường Vành đai 4 TP.HCM được đề xuất gom lại thành 1 – 2 dự án lớn và giao cho một địa phương làm đầu mối điều phối triển khai chung.
Đối với cao tốc TPHCM - Mộc Bài đang lấy ý kiến thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý I/2024.
-
TP.HCM sắp “chốt” loạt dự án hạ tầng giao thông nghìn tỉ
Trong kỳ họp HĐND TP.HCM ngày 11/11 tới đây, thành phố sẽ xem xét thông qua chủ trương đầu tư một loạt dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Trong đó, có nhiều dự án rất được chờ đợi như cầu đường Nguyễn Khoái, Vành đai 2, mở rộng đường Nguyễn Thị Định…
-
Diễn biến lạ tại một doanh nghiệp bất động sản: Chủ tịch xin từ nhiệm, HĐQT không còn ai
Sau khi bán gần hết cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất động sản này cũng xin từ nhiệm. Đáng nói với việc lãnh đạo này rời ghế Chủ tịch, HĐQT công ty không còn thành viên nào.
-
Tái khởi động Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
Dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TP.HCM, tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.
-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa qua đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) số ti...