TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy mô cao tốc nối với Tây Ninh (ảnh minh họa)
Điều chỉnh quy mô, hướng tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
Trong kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM khóa X, UBND Thành phố đã có tờ trình điều chỉnh quy mô và nguồn vốn để triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cụ thể về hướng tuyến dự án, UBND TP.HCM đề xuất điều chỉnh cục bộ hướng tuyến qua khu vực kho đạn K75 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM và qua trận địa pháo binh thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh theo ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải. Việc điều chỉnh hướng tuyến sẽ tăng tổng chiều dài toàn tuyến lên 51,17km.
Về quy mô triển khai, UBND TP kiến nghị giai đoạn 1 triển khai quy mô 6 làn xe; giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch hoàn chỉnh của đường cao tốc.
Với các điều chỉnh này, UBND TP ước tính giai đoạn 1 của dự án sẽ có nhu cầu vốn khoảng 21.527 tỉ đồng.
Trong đó: Chi phí xây dựng là 9.885 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác và lãi vay trong quá trình xây dựng là 2.748 tỉ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 6.900 tỉ đồng (trên địa bàn TP.HCM là 5.395 tỉ đồng (giảm 506 tỉ so với 5.901 tỉ); trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.505 tỉ đồng (giảm 27 tỉ so với 1.532 tý); chi phí dự phòng là 1.994 tỉ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án, phần vốn Nhà nước tham gia dự án là 9.827 tỉ đồng, tương đương 46% tổng mức đầu tư dự án; Phần vốn nhà đầu tư là 11.700 tỉ đồng, tương đương 54% tổng mức đầu tư dự án.
Tăng vốn ngân sách phải tham gia
Với phương án này, TP.HCM sẽ phải bố trí 6.927 tỉ đồng cho dự án, trong đó trong đó, 4.027 tỉ đồng bố trí trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 và 2.900 tỉ đồng bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026 - 2030. Phương án điều chỉnh tăng số vốn ngân sách thành phố phải tham gia thêm 1.062 tỉ đồng.
Hướng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Cụ thể, tại nghị quyết do HĐND TP.HCM ban hành tháng 12/2022, dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có nhu cầu huy động 15.900 tỉ đồng trong giai đoạn 1 để xây dựng đoạn tuyến dài 50km, quy mô 4 làn xe.
Trong đó chi phí xây dựng là 5.417 tỉ đồng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư; chi phí khác và lãi vay trong quá trình xây dựng là 1.836 tỉ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 7.433 tỉ đồng; chi phí dự phòng là 1.214 tỉ đồng.
Các điều chỉnh trong phương án mới của UBND TP.HCM tăng quy mô đầu tư giai đoạn 1, tăng diện tích giải phóng và tăng độ dài đầu tư, do đó yêu cầu tăng tổng mức đầu tư của dự án.
UBND thành phố báo cáo HĐND Thành phố xem xét, quyết nghị thống nhất chủ trương điều chỉnh quy mô dự án và cho phép Thành phố bố trí thêm 2.900 tỉ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Thành phố tham gia vào hỗ trợ cho công tác xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án PPP.
Việc tăng thêm này nhằm nâng cao tỉ lệ % góp vốn Nhà nước trong dự án, tăng tính khả thi để thu hút các nhà đầu tư tham gia. Số vốn này sẽ được bố trí và giải ngân trong kế hoạch đầu tư công trung hạn gian đoạn 2026 - 2030, do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 mà HĐND Thành phố đã thông qua.
UBND Thành phố cũng sẽ xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về phương án chi 2.900 tỉ đồng ở bước tiếp theo.
Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài mới đây đã được bổ sung vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Thống nhất hướng tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có chiều dài hơn 50km, điểm đầu tại nút giao với đường Vành đai 3 TP.HCM và điểm cuối đến Km53+850, Quốc lộ 22, cách cửa khẩu Mộc Bài khoảng 5 km.







-
Novaland khẳng định “đủ sức” trả nợ và duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tiếp theo
Về ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC liên quan đến “Giả định hoạt động liên tục”, Novaland khẳng định đây là quan điểm thận trọng của đơn vị kiểm toán, được đưa ra từ năm 2022 đến nay. Trên thực ...
-
DIC Corp "đặt cược lớn" năm 2025: Tham vọng lợi nhuận cao nhất ba năm dù năm trước chỉ đạt 16% kế hoạch
Bất chấp kết quả kinh doanh ảm đạm năm 2024, chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận, DIC Corp (HOSE: DIG) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng gấp nhiều lần. Nếu đạt kế hoạch đề ra, đây sẽ...
-
KN Cam Ranh của ông chủ Golf Long Thành: Lợi nhuận tăng, xóa lỗ lũy kế
Trong năm 2024 KN Cam Ranh đạt lợi nhuận sau thuế hơn 189 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023 và chính thức không còn lỗ lũy kế.