Dự án cầu Vĩnh Tuy 2
Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Hà Nội, với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, quy mô gần 40.000 m2, dự kiến hoàn thành năm 2024.
Dự án cung thiếu nhi được xây dựng tại khu công viên và hồ điều hòa CV1 (Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội), giáp ranh giữa hai quận Cầu Giấy - Nam Từ Liêm, trên mặt đường Phạm Hùng, đối diện bến xe Mỹ Đình. Công trình gồm nhà hát khoảng 800 chỗ; rạp chiếu phim 3D-4D 200 chỗ; nhà thi đấu khoảng 500 chỗ - bể bơi 10 làn; nhà học và thư viện tháp thiên văn và khối hành chính - văn phòng... kết hợp với trang thiết bị tự động thông minh, hiện đại.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội với chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đường trên cao và 4 km đi ngầm. Tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 76,5%, trong đó tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 99%; đoạn đi ngầm đạt 33%.
Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) khởi công tháng 1.2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỉ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư. Dự án đã bắt đầu thi công khối hợp long đầu tiên mang ký hiệu KN-1 và đang được tập trung thi công các hạng mục còn lại để hoàn thành toàn dự án vào 2.9.2023.
Dự án Bệnh viện Nhi (giai đoạn 1) khởi công ngày 26.2.2022, tại Phường Yên Nghĩa - Quận Hà Đông. Dự án có diện tích 6,78ha với mức đầu tư gần 785 tỉ đồng, gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên. Đến nay, dự án đã giải ngân đạt 28,5% kế hoạch vốn, thời gian hoàn thành dự kiến vào quý 1.2024.
Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8 km, trong đó điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, có tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỉ đồng. Mục tiêu khởi công đường Vành đai 4 trong tháng 6.2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...