Ngày 1/6/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận phát đi Công văn số 1924/SKHĐT-KH về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 (báo cáo cuối kỳ) cho biết, mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2030, sẽ không ngừng nâng cao đời sống và phúc lợi nhân dân, hướng tới phát triển bao trùm, đảm bảo mọi người dân dễ dàng tiếp cận các cơ hội phát triển và hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển.
Đồng thời huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực; phát triển toàn diện trên cơ sở tạo lập một hệ sinh thái phát triển hiện đại và bền vững, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng xanh, hình thành nền kinh tế ít chất thải.
Trọng tâm là phát triển 3 trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị: Dịch vụ với các loại hình du lịch, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, dịch vụ logistics; Công nghiệp với nòng cốt là công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp năng lượng sạch được tổ chức thành các cụm (cluster) liên ngành; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với những chuỗi sản xuất nông - công nghiệp chế biến.
Về phương án phát triển đô thị, báo cáo thuyết minh nêu trên cho biết, mục tiêu cụ thể đến năm 2030, xây dựng thành phố Phan Thiết hướng tới các tiêu chí đô thị loại I; thị xã La Gi trở thành thành phố La Gi (trong thời kỳ 2021 - 2025) và hướng tới các tiêu chí đô thị loại II; các đô thị Võ Xu, Phan Rí Cửa, Liên Hương đạt phần lớn các tiêu chí đô thị loại IV.
Cùng với đó, Bình Thuận sẽ từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ, hiện đại về hạ tầng của các đô thị còn lại, nhất là các trung tâm huyện lỵ; hình thành một số khu đô thị mới, khu đô thị chức năng hiện đại, trước hết là đô thị Vĩnh Tân, đô thị Sơn Mỹ.
Ảnh minh họa
Những dự án lớn nào sẽ được ưu tiên đầu tư?
Theo đó, các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030 bao gồm các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các dự án ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư.
Trong đó, về danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước có nhiều dự án thuộc công trình cấp quốc gia như, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận) dài 159 km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.253 tỷ đồng; Cảng hàng không Phan Thiết khoảng 11.732 tỷ đồng; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B, đoạn qua tỉnh Bình Thuận khoảng 1.435 tỷ đồng; Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 55 đoạn Km52+640 - Km97+692, tỉnh Bình Thuận khoảng 1.000 tỷ đồng;…
Song song với đó còn có loạt dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc công trình cấp tỉnh như, dự án Trục ven biển ĐT.719B đoạn Hòn Lan - Tân Hải; Cầu Văn Thánh, thành phố Phan Thiết; Nâng cấp, mở rộng đường Bà Tá – Trà Tân; Làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà; Đường trục ven biển đoạn Phan Rí Cửa – Bình Thạnh; Đường trục ven biển Tân Thắng – Thắng Hải; Đường vành đai Hàm Thắng - Cảng hàng không Phan Thiết;…
Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 (báo cáo cuối kỳ) cũng đã cho biết hàng loạt dự án thuộc danh mục ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Đơn cử như 94 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị; 18 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại; 9 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch;…
Trong đó, một số dự án lớn có thể kể đến như Khu đô thị du lịch (MICE) tại huyện Hàm Thuận Nam quy mô 3.000 ha; Dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Safari (Rừng Dầu - Hồng Liêm) quy mô 3.269 ha; Đầu tư xây dựng mới 4 sân Golf ở thị xã La Gi và các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân; Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết quy mô 1.000 ha; Dự án Khu đô thị biển tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết quy mô 2.200 tỷ đồng; Dự án đô thị phức hợp làng thế vận hội mùa hè và các khu thể dục thể thao 1.000 - 3.000 ha; Dự án đô thị phức hợp Trung tâm triển lãm Quốc tế (phục vụ du lịch MICE) quy mô 1.000 ha; Dự án đô thị phức hợp giáo dục và đào tạo, điểm đến cho Summer Camp quy mô 500 ha; Dự án đô thị phức hợp thung lũng Silicon vể trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật số quy mô 500 ha; Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Hàm Tân- LaGi quy mô 4984 ha (trong đó KCN 540 ha);…
-
Chủ tịch tỉnh Bình Thuận: Tiến độ sân bay Phan Thiết còn rất chậm
Đây là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận tại cuộc họp nghe Sở Giao thông vận tải báo cáo các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT.
-
Bình Thuận ‘lệnh’ đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
-
Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian muốn đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô 300 ha tại Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian để nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Thuận....
-
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú hích đột phá cho bất động sản du lịch Bình Thuận
Hơn cả vai trò một tuyến đường huyết mạch, sự hình thành cao tốc còn đóng vai trò như một “bệ phóng” phát triển kinh tế Bình Thuận, chuyển mình từ một tỉnh ven biển nông nghiệp sang một trung tâm kinh tế - du lịch....