Năm 2007, thị trường bất động sản Bình Dương lên cơn sốt. Những địa điểm như thành phố mới Bình Dương, các khu Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 với rất nhiều dự án bất động sản hoành tráng trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước là một ví dụ điển hình.
Được xây dựng trên diện tích 226ha, với số vốn đầu tư lên đến 620 triệu USD, khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước (xã Thới Hòa, huyện Bến Cát) được xem là một trong những dự án đình đám một thời.
Dự án này do Công ty cổ phần SetiaBecamex làm chủ đầu tư. Đây là liên doanh giữa ba bên gồm Tập đoàn S P Setia Berhad (55%), Tập đoàn Becamex IDC (40%) và Treasure Link (5%). Trong đó, Tập đoàn S P Setia Berhad là một nhà đầu tư nổi tiếng đến từ Malaysia.
Ngay từ đầu, chủ đầu tư đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp khi thiết kế dự án. Cụ thể, khu đô thị Ecolake sẽ được xây dựng theo hướng đô thị sinh thái với nhiều hạng mục khác nhau như: công viên, hồ bơi, chung cư, biệt thự cao cấp, khu giải trí và thương mại, bệnh viện, trường học quốc tế.
Tuy nhiên hơn 10 năm triển khai, dự án Ecolakes hiện nay vẫn thưa vắng người về ở dù hạ tầng cơ sở đã được đầu tư bài bản.
Nhiều căn biệt thự tại đô thị này bỏ hoang suốt nhiều năm, cỏ dại xâm lấn.
Tại khu vực Mỹ Phước, không khó để bắt gặp hình ảnh những dãy nhà phố được đầu tư xây dựng nhưng không có người ở, nay nhìn hoang tàn, xuống cấp trầm trọng.
Nhiều dãy nhà nằm mặt tiền đường lớn Mỹ Phước – Tân Vạn cũng rơi vào tình trạng bỏ hoang.
Những căn biệt thự bỏ hoang.
Một dự án nhếch nhác, xuống cấp do không có người ở
Nhiều căn nhà muốn cho thuê nhưng cũng rất khó tìm được người có nhu cầu.
Thậm chí nhiều căn nhà thay vì để ở thì được tận dụng để làm nhà nuôi chim yến.
Theo các chuyên gia bất động sản, sự hoang tàn của các dự án bất động sản ở Bình Dương là hệ lụy từ những cơn sốt đất nhiều năm trước. Thời điểm đó, nhà đất sốt nóng đã đã kéo theo kỳ vọng của giới đầu tư. Nhiều dự án, khu đô thị mọc lên nhưng khi cơn sốt đi qua thì những dự án này bị bỏ hoang do không có người về ở.
Mặt khác, do người mua chủ yếu là dân đầu tư nên giá đất ở đây đã bị thổi lên cao hơn nhiều so với tiềm năng thực tế. Hiện tại, những khu vực này dân cư còn thưa thớt, trong đó chiếm lượng đông đảo là dân lao động nhập cư, công nhân. Ngoài ra, dù hạ tầng giao thông được đầu tư khá tốt nhưng hạ tầng về xã hội, tiện ích sống của khu vực vẫn chưa đồng bộ để thu hút người dân về đây sinh sống.
-
Thành phố mới Bình Dương: Khởi sắc nhưng vẫn phải chờ
CafeLand – Sau nhiều năm ảm đạm, vắng bóng người, thành phố mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương) đã nhộn nhịp hơn với sự xuât hiện ngày càng nhiều của người dân. Nhiều công trình mới đang được xây dựng, nhưng để đô thị này thực sự hồi sinh thì còn phải chờ thêm thời gian.








-
“Soi” giá bán các dự án căn hộ dọc tuyến đường nghìn tỷ sắp được mở rộng lên 60m tại khu Đông TP.HCM
Khoảng 6,3km đường Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu, Thủ Đức đến cầu Vĩnh Bình, Thuận An sẽ được mở rộng từ 25-30m lên 60m với 10 làn xe và dự kiến khởi công cuối năm 2025. Trước thời điểm triển khai, thị trường căn hộ dọc hai bên tuyến đường này đa...
-
Nhà đầu tư “dịch chuyển” về đô thị cạnh khu công nghiệp, có gì hấp dẫn?
Hiện nay, giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP.HCM đang ở mức quá cao, biên độ tăng giá không còn hấp dẫn như trước. Điều này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang khu vực sát cạnh, nhất là các khu đô thị all-in-one gần các khu cô...
-
Tuyến metro 29km từ Thành phố mới Bình Dương đến Suối Tiên có bước tiến quan trọng
Trước thềm sáp nhập, tuyến metro nối Bình Dương và TP.HCM và nhiều dự án hạ tầng kết nối được đẩy nhanh thủ tục pháp lý, mở ra kỳ vọng kết nối giao thông thuận tiện hơn.