28/12/2022 8:24 AM
PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra 3 "cơn gió nghịch" của nền kinh tế bao gồm: lạm phát tăng và còn tăng dài; điều kiện tài chính xấu đi, các dòng vốn chưa rõ ràng; suy giảm tăng trưởng.

Theo ông Thiên, mạch chung của nền kinh tế vẫn rất tốt.

Mặc dù vậy, ông Thiên cho rằng mạch chung của nền kinh tế vẫn rất tốt.

Ông Thiên phân tích, tăng trưởng năm 2023 xu hướng chung vẫn tiếp tục ảm đạm. Lạm phát vẫn tăng mạnh do giá lương thực và năng lượng tăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Nga, nền kinh tế khu vực Euro tăng trưởng suy giảm và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu cũng đang có xu hướng giảm, khi chỉ số PMI toàn cầu có sự sụt giảm bắt đầu từ tháng 9.2022 và tác động mạnh đến Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng có lĩnh vực có lợi và lĩnh vực gặp bất lợi.

Ông Thiên cho rằng, những ngành nghề tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động cần phải ưu tiên trong khu vực nội địa như du lịch, bất động sản.

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong thế nghịch lý thành công. Đây cũng là đặc trưng điển hình trong năm 2022 khi tình hình chung tốt nhưng bộ phận trong nước gặp khó khăn. Lạm phát thấp nhưng tăng trưởng cao dù thị trường chứng khoán lao dốc.

Mặc dù vậy, ông Thiên cho rằng một trong những thành công lớn nhất trong điều hành chính sách của Việt Nam là chuyển hướng Covid-19, từ trạng thái bất ổn chuyển sang lấy lại lòng tin.

Ông Thiên cho rằng đây là bài học cần nhấn mạnh để có thể đưa ra các giải pháp mạnh.

Hiện nay, theo ông Thiên, "mạch chung" của nền kinh tế vẫn rất tốt. Chính vì vậy chuyên gia này cho rằng, thời gian tới, phải "bơm máu" cho nền kinh tế và phải có thái độ khác với lạm phát để giúp doanh nghiệp và giữ cho hệ thống ngân hàng ổn định.

Sang năm 2023, dự báo Việt Nam vẫn thuộc top triển vọng tích cực ở chỉ số tăng trưởng ổn định và có hạng cao hơn trong khu vực ASEAN. Đồng thời, doanh nghiệp nỗ lực cùng Chính phủ để xây dựng cấu trúc thị trường trái phiếu hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Với những dư địa nhìn từ góc độ thể chế, ông TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết trên thực tế, từ phía Chính phủ đã rất chủ động hoàn thiện khuôn pháp lý cho thị trường bất động sản nói riêng và môi trường thể chế nói chung như kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... để chủ động xây dựng thị trường hướng đến bền vững và ổn định.

Bên cạnh đó, hành động từ Chính phủ cũng rất quyết liệt. Khi xuất hiện các vấn đề, Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác rà soát khó khăn và hoạt động tích cực.

Ông Hiếu cho rằng những động thái từ Chính phủ về mặt thể chế để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cả trong ngắn hạn và cả tầm nhìn dài hạn.

Trong các vấn đề chính sách, ngay từ đầu giai đoạn phục hồi và phát triển, chúng ta đã nhận thức vấn đề giải quyết về lao động như xây dựng hệ sinh thái bao gồm nhà ở và các hạ tầng xã hội khác để người lao động có thể yên tâm cống hiến.

Từ góc độ thể chế, ông Hiếu cho biết, thời gian tới sẽ có một số luật dự kiến được sửa đổi và thông qua vào cuối năm 2023, có hiệu lực từ năm 2024. Những khung pháp lý căn cơ để hỗ trợ cho thị trường bất động sản về mặt lâu dài dự kiến sẽ xảy ra trong năm 2024.

Ông Hiếu cho biết, kỳ vọng sớm nhất về gói thể chế trong năm 2023 phụ thuộc vào kết quả hành động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và triển khai các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội.

Từ góc độ chính sách, thị trường bất động sản 2023 sẽ tiếp tục phải cầm chừng và có thể có những thay đổi khi bước sang quý 2.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, đây là những thay đổi có điều kiện, tức là phụ thuộc rất nhiều vào hành động. "Dù vậy, nếu có các vấn đề khác bất ngờ xảy ra cũng có thể thay đổi thị trường sớm hơn", ông Hiếu nói.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.