Trong bối cảnh tiêu thụ sắt thép trên thế giới vẫn còn yếu và giá sắt thép tiếp tục giảm, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần, giá thép trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm 3 lần liên tiếp kể từ đầu tháng 4/2023.
Theo đó, lần điều chỉnh mới nhất là vào ngày 21/4, ghi nhận nhiều thương hiệu thông báo giảm giá thép xây dựng với mức giảm từ 130.000-1,12 triệu đồng/tấn. Hiện giá thép trong nước đang dao động trong khoảng 14,5-15,5 triệu đồng/tấn.
Nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn đang là một bài toán khó với các nhà sản xuất thép trong nước
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, giá thép giảm chủ yếu do tác động của giá nguyên vật liệu trên thế giới khi giá nguyên liệu đầu vào cao bao gồm than cốc và thép phế. Cùng với đó, nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, nhất là ở các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc chưa thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán nhanh hàng tồn kho.
"Hầu hết hoạt động sản xuất thời gian qua của doanh nghiệp gặp khó khăn, cán cân cung - cầu ngành thép hiện tại vẫn chưa thực sự có thay đổi nhiều. Trong trường hợp xấu, tình trạng ảm đạm của thị trường thép có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm 2023", đại diện VSA nhận định.
Các chuyên gia nhận định, nhu cầu tiêu thụ yếu đang là một bài toán khó với các nhà sản xuất thép, nhất là khi ngành địa ốc còn gặp nhiều khó khăn.
Còn theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong bối cảnh còn nhiều thách thức, đa dạng hóa nhu cầu đầu ra là bài toán thiết yếu của các doanh nghiệp ngành thép. Đối với thị trường nội địa, đầu tư công và nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng giúp sản lượng tiêu thụ thép được phục hồi.
Đối với thị trường quốc tế, nhu cầu thép tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng trưởng hai con số khoảng 11,3% trong năm 2023, do sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm cơ sở hạ tầng hóa, thúc đẩy nền kinh tế. Hiện tại, Ấn Độ chiếm khoảng 15% cơ cấu xuất khẩu thép của Việt Nam.
Đứng trước thách thức về lượng tiêu thụ thép thời gian này, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh để gia tăng lợi nhuận.
Đơn cử với Hòa Phát, doanh nghiệp đầu ngành thép này đang phát triển mảng bất động sản với kết quả tích cực khi các khu công nghiệp đạt tỉ lệ lấp đầy gần như toàn bộ diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Trong khi đó, khoản đầu tư ngoài ngành của Thép Tiến Lên không mấy khả quan khi khoản lỗ đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp này lên tới 55%. Theo đó, khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp này gần 90 tỉ đồng theo giá gốc nhưng tại thời điểm cuối quý 1/2023 chỉ còn khoảng 40 tỉ đồng.
-
Mỗi tấn thép “thổi bay” cả triệu đồng, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng có được hưởng lợi?
Giá thép trong nước lao dốc và trở về mức cân bằng đang là tín hiệu tốt cho ngành xây dựng, áp lực tăng giá nhà cũng sẽ được giảm bớt phần nào.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....