Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết, trong tháng 6 vừa qua, doanh nghiệp này đã tiêu thụ được 560.000 tấn thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng thép xây dựng đạt 348.000 tấn, tăng 51%, thép cuộn cán nóng HRC là 202.000 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ.
Bán hàng thép xây dựng trong tháng 6 của Hòa Phát tăng 51%, ở mức 348.000 tấn
Trên thực tế, ngành thép đang chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, sự ảnh hưởng lớn từ cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine trong năm 2022. Mặt khác, do giá các loại vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát đá… tăng mạnh khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ.
Ngoài ra, những lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh, khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho và các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản đang khiến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thép suy yếu đáng kể.
Việc sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tháng 6 vừa qua của Hòa Phát tăng trưởng tốt là nhờ vào thị trường khu vực miền Nam và xuất khẩu tăng mạnh, lần lượt là 200% và 60% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh các mặt hàng thép xây dựng, Hòa Phát còn cung cấp hơn 64.000 tấn ống thép và 27.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn này. Riêng sản phẩm ống thép tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm trước. Tôn mạ tăng 68% so với tháng 5/2022 nhưng giảm 25% so với tháng 6/2021.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã sản xuất 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8%. Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép và HRC của doanh nghiệp này đạt gần 4 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, bán hàng thép xây dựng của Hòa Phát sau nửa đầu năm đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29%; thép cuộn cán nóng là 1,4 triệu tấn, tăng 7%. Ngoài ra, các sản phẩm hạ nguồn như ống thép, tôn mạ đạt lần lượt 377.000 tấn và 180.000 tấn, tương đương mức tiêu thụ nửa đầu năm 2021.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, bên cạnh các đơn đặt hàng từ các thị trường truyền thống như Canada, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan… sản phẩm thép Hòa Phát đã xuất sang một số thị trường mới như Singapore, Hồng Kông.
Năm nay, Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu 160.000 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng, giảm từ 13% đến 27,5% so với thực hiện 2021. Giá cổ phiếu Hoà Phát đã giảm 42% từ đỉnh.
Trước đó, trong ĐHĐCĐ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát - ông Trần Đình Long đã dùng hai từ “thê thảm” để nói về triển vọng ngành thép trong quý 2 và 3.2022. Theo đó, ngành thép năm nay sẽ khó khăn, không còn thuận lợi như trước. Triển vọng từ nay đến cuối năm, giá thép có thể tiếp tục giảm.
-
Giá thép mới nhất 27/6: Tiếp tục giảm thêm 300.000đồng/tấn
Giá thép xây dựng trong nước vừa được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm thêm từ 300.000đồng/tấn trong ngày hôm nay 27/6. Như vậy, đây là lần giảm thứ 7 liên tiếp kể từ ngày 11/5.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....