Nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục giảm giá bán sản phẩm trong ngày 27/6. Hiện mặt bằng giá chung của các thương hiệu thép xây dựng đã về mức dưới 17 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Nam, giá hai loại thép CB240 và D10 CB300 được điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn, xuống còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,85 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát thông báo điều chỉnh giảm giá lần thứ 7 liên tiếp
Tại miền Bắc, Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,5 triệu đồng/tấn và 16,8 triệu đồng/tấn.
Cùng chung mức giảm trên, với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 của thương hiệu thép Việt Ý giảm lần lượt còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.
Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 150.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn còn 16,36 triệu đồng/tấn và 16,77 triệu đồng/tấn.
Tương tự, giá thép mới nhất hôm nay của thương hiệu thép Kyoei là 16,26 triệu đồng/tấn và 16,66 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn.
Thép miền Nam điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau giảm giá ngày 27/6, mức giá bán mới là 16,75 triệu đồng/tấn và 17,26 triệu đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh giá bán lần thứ 7, thép Thái Nguyên và thép Tung Ho có mức điều chỉnh giảm lớn nhất lên đến 310.000 đồng/tấn.
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước thông báo tiếp tục giảm giá sản phẩm trong ngày 27/6
Ở chiều ngược lại, thép Pomina lại điều chỉnh tăng giá bán thêm 100.000 đồng/tấn với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300. Theo đó, mức giá bán mới của thương hiệu này lần lượt là 17,46 triệu đồng/tấn với thép cuộn CB240 và D10 CB300 là 17,76 triệu đồng/tấn.
Như vậy, trong vòng hơn 6 tuần, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 7 với tổng mức giảm đến hơn 2,8 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.
Việc giá thép giảm là điều đáng mừng, bởi thị trường xây dựng phụ thuộc rất lớn vào thị trường vật liệu xây dựng, trong đó thép chiếm tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên, giá mặt hàng này được dự báo còn nhiều biến động khi cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu trên thế giới tăng cao… tác động đến giá thép trong nước.
Bên cạnh đó, những đợt hạ nhiệt giá thép những ngày gần đây cũng sẽ khó giúp nhà thầu xây dựng trong nước giảm bớt khó khăn, bởi ngoài thép thì hầu hết các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát sỏi đều tăng chóng mặt. Vì thế, tiến độ các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư công nói riêng sẽ khó tăng tốc.
-
Đến lượt doanh nghiệp thép kêu khó vì bị siết tín dụng
Dòng tiền không thể xoay vòng, cùng với việc ngân hàng mạnh tay siết chặt tín dụng đã tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....