Cụ thể, tổng tiêu thụ thép thành phẩm của toàn hệ thống VNSteel trong quý 3 đạt 841.314 tấn, tăng 3% so với quý trước và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.
Sau 9 tháng, lượng thép tiêu thụ của Tổng Công ty Thép Việt Nam đạt 2,7 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ. Theo đó, tiêu thụ mặt hàng thép cán nguội giảm mạnh nhất, khi giảm tới 31%, ở mức 360.000 tấn.
Trong khi đó, sản phẩm chủ lực của VNSteel là thép xây dựng đạt 2,1 triệu tấn, tăng 3% và tôn mạ đạt 184.000 tấn, tăng 2% so cùng kỳ.
Nhu cầu giảm, sản lượng tiêu thụ thép của VNSteel vẫn tăng mạnh trong quý 3/2022
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép thành phẩm cả nước trong quý 3/2022 đạt hơn 6 triệu tấn, giảm 13,4% so với quý trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,8 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 19,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng kênh xuất khẩu đóng góp gần 4,6 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo VSA, sản lượng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt 3,5 triệu tấn sau 9 tháng, giảm 19,7% so với cùng kỳ. Bán hàng đạt 3,2 triệu tấn, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 1,7 triệu tấn, giảm 33,3% so với cùng kỳ.
Tiêu thụ thép xây dựng của VNSteel đạt hơn 2,1 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2022
Trái ngược với các kỳ vọng từ tăng trưởng kinh tế trong nước, thị trường thép trong giai đoạn này đối mặt với nhiều khó khăn.
Cụ thể, giá quặng cuối quý 3 quay về mức dưới 100 USD/tấn, giảm 25% so quý trước, và giảm tới 48% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nguyên liệu khác như thép phế, phôi thép, thép cuộn cán nóng cũng suy giảm 20-25%.
Tại thị trường trong nước, giá mặt hàng thép cũng suy giảm mạnh trên 20% trong quý. Cụ thể, giá thép xây dựng hiện đã giảm về mức quanh 14,5 triệu đồng/tấn (giao tại các nhà máy, chưa VAT), giảm hơn 4 triệu đồng/tấn so với mức đỉnh trong quý 2/2022.
Lãnh đạo Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, thị trường thép trong nước những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất.
Mặc khác, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thép.
Tuy vậy, VNSteel cũng kỳ vọng với việc đà giảm của giá thép đang chậm lại, các biện pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và việc các công trình tăng cường hoàn thiện trong giai đoạn cuối năm sẽ giúp thị trường thép và các doanh nghiệp trong ngành bớt khó khăn hơn.
-
Liệu lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ có làm giảm nhu cầu thép năm 2023?
Worldsteel cho rằng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ và căng thẳng Nga - Ukraine sẽ làm lu mờ triển vọng ngành thép năm 2023. Theo đó, nhu cầu thép toàn cầu chỉ nhích 1% vào năm 2023 lên 1,81 tỷ tấn.
-
Bức tranh lợi nhuận kém sắc của ngành thép quý 3.2022
Từ các "ông lớn" Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều báo lỗ nặng, thậm chí lỗ kỷ lục trong quý 3.2022 khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chu kỳ.
-
“Soi” lời lãi doanh nghiệp trong phân khúc đang “nóng” nhất thị trường bất động sản
Nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng làm cho bức tranh tài chính của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp khởi sắc trong quý 3/2022.
-
CII khẳng định không có dư nợ vay hoặc trái phiếu đối với các dự án bất động sản
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo tình hình kinh doanh của công ty.