Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong tháng 5 đạt khoảng 626.000 tấn, tăng 34,4% so với tháng trước.
Trong khi đó, nhập khẩu sắt thép các loại trong giai đoạn này tăng 33% so với tháng 4, lên mức 1,28 triệu tấn; sản lượng thép xuất khẩu giảm 24% xuống còn khoảng 742.800 tấn.
Nhu cầu cao, Việt Nam tăng lượng nhập khẩu thép phế liệu
Tính chung trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu phế liệu của cả nước lên tới khoảng 2 triệu tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, sản lượng nhập khẩu thép giảm 12% xuống còn 5,3 triệu tấn và xuất khẩu thép đạt khoảng 4 triệu tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện nay, do nhu cầu trong nước suy yếu cùng với sự khó khăn chung của ngành thép, giá nhập khẩu thép phế liệu liên tiếp lao dốc và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Cụ thể, giá nhập khẩu phế liệu - nguyên liệu trong sản xuất thép đã giảm mạnh hơn 110 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 5, dao động ở mức 416 USD/tấn.
Được biết, các thị trường cung cấp thép phế liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Australia.
Đối với ngành thép, việc sản xuất thép từ sắt thép vụn là công nghệ thân thiện với môi trường vì sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo để sản xuất ra sản phẩm với năng lượng tiêu thụ và phát thải khí nhà kính chỉ bằng 1/5 so với sản xuất từ nguồn nguyên liệu quặng sắt.
Tại Việt Nam, do nguồn cung cấp sắt thép vụn gom ở trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.
Dự báo trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…
Theo hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu đầu vào mà chủ yếu là thép phế liệu và quặng sắt giảm mạnh trong thời gian qua được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến giá thép xây dựng trong nước giảm liên tiếp 6 lần với mức giản hơn 2,5 triệu đồng mỗi tấn.
-
Mỗi tháng Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập sắt thép, nguyên liệu
Trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã chi hơn 5,4 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 5,1 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 17,1% về giá trị và giảm 14,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói gì về việc mặt hàng quan trọng xuất khẩu giảm nhiều tháng liền?
Thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường cùng các biện pháp phòng vệ thương mại toàn cầu đang tạo áp lực lớn lên sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược mở rộng xuất khẩu của Hòa Phát....
-
Tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước
VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Theo đó, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép....