Nhập khẩu sắt thép của cả nước tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Cụ thể, Việt Nam đã chi khoảng 5,4 tỷ USD để nhập khẩu hơn 55,1 triệu tấn sắt thép, tăng 17,1% về giá trị và giảm 14,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam.
Việt Nam chi hơn 5,4 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 5,1 triệu tấn sắt thép trong 5 tháng đầu năm 2022
Tính riêng trong tháng 5 vừa qua, cả nước đã nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn thép và các sản phẩm từ sắt, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, các thị trường chính cung cấp sắt thép và nguồn nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam trong giai đoạn này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay, các sản phẩm sắt thép dành cho những lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí hoặc công nghiệp hỗ trợ như thép HCR, thép hợp kim… vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, giá mặt hàng sắt thép trong nước tăng mạnh từ đầu năm nay cũng là hệ quả của việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thép đạt gần 2,5 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với mặt hàng thép xây dựng, sản lượng xuất khẩu đạt 175 nghìn tấn, giảm mạnh 44% so với tháng 3 nhưng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong năm 2021, Việt Nam đã chi 11,5 tỷ USD nhập khẩu hơn 12,3 triệu tấn sắt thép, giảm 7,1% về lượng nhưng tăng 42,6% về giá trị. Trong khi đó, cả nước đã thu về hơn 11,7 tỷ USD từ việc xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn thép và các sản phẩm sắt, tăng 131,9% về lượng và tăng 223,4% về giá trị so với năm 2020.
Được biết, thép cuộn cán nóng là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất với 6,1 triệu tấn, trị giá trên 5,6 tỷ USD, thép tấm đạt 1,8 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD trong năm 2021.
Dự kiến trong năm nay, nước ta tiếp tục nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn; thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.
-
Tôn mạ hưởng lợi, thép tiếp tục khó khăn trong quý 2
Các nhà sản xuất tôn mạ có thể đạt được biên lợi nhuận tốt hơn trong quý 2.2022 nhờ chốt hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu vào thời điểm giá cao. Ngược lại, các nhà sản xuất thép tiếp tục đối diện với nhiều thách thức.
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.
-
Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á… hưởng lợi ra sao khi tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm?
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27% và Hàn Quốc là 19,25%....
-
Loại THÉP CHẤT LƯỢNG CAO từ sản xuất ô tô tới đồ gia dụng đều cần có nhu cầu tới 13 triệu tấn/năm
Thép cuộn cán nóng (HRC) sản xuất trong nước 8,6 triệu tấn nhưng nhu cầu thị trường nội địa đang cần tới 13 triệu tấn/năm. Dư địa thị trường rất lớn, nhưng hiện ngoài Formosa, đến nay chỉ có Hòa Phát tham gia vào cuộc đua này....