Trong suốt năm 2011 đầy ắp thông tin về đời sống kinh tế và doanh nghiệp, nhiều ý kiến của một số nhân vật chính trong "vở kịch kinh tế thị trường" và các chuyên gia kinh tế cho rằng, môi trường kinh doanh hiện nay khắc nghiệt hơn, vượt mức dự đoán. Trong khi vẫn có những thông tin về một số doanh nghiệp Việt Nam thành công khi đầu tư ra nước ngoài; hoặc doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác đã vươn lên tầm cỡ khu vực, thì những khó khăn của các doanh nghiệp ở hầu khắp các lĩnh vực ki
Nhỏ - vừa hay lớn?

Khủng hoảng và phép sàng lọc

Ngược trở lại đầu năm, còn nhớ, có nhiều ý kiến của các chuyên gia dự đoán sẽ có làn sóng M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay bất động sản… Thực tế cho thấy, dường như giải pháp này đã trở thành phao cứu sinh cho không ít doanh nghiệp. Thậm chí, đã có những doanh nghiệp coi khó khăn của thị trường là cơ hội để tích tụ tư sản, chủ động "làm mình lớn hơn", mạnh hơn, để tính chuyện đường dài. Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Alphanam ý thức rất rõ điều này và đang tính những bước đi để tạo lập một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành, đa lĩnh vực. Với ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái, vẫn theo dòng chảy của năm trước, năm qua Tập đoàn Phú Thái chuyên về lĩnh vĩnh phân phối của ông ra sức tìm kiếm những cái bắt tay với bạn hàng trong và ngoài nước để gia tăng sức mạnh, nhằm cạnh tranh với những đối thủ nặng ký là những tập đoàn toàn cầu.

Trong khi thị trường khó lại vẫn có những doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin với nhà đầu tư. Và do vậy, theo lời của ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI Holdings, chỉ trong một tháng cổ phiếu của công ty ông xanh trên sàn chứng khoán, trong bối cảnh đa phần thị trường chứng khoán đỏ lửa, đã giúp PVI làm thương hiệu tốt hơn cả 10 năm trước đó. Cho dù năm 2012 được dự báo là đầy bất định và khó khăn, đại diện của đại gia họ PV này vẫn quyết tâm gia tăng sức mạnh bằng cách nhảy vào thị trường bảo hiểm nhân thọ. Thấy được tiềm năng của tập đoàn này, lập tức một số đối tác nước ngoài đã tìm đến, muốn bắt tay PVI ở thời điểm này.


Bàn tay của thị trường và chính cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo nên phép sàng lọc doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp bị đào thải, nhưng cũng có những doanh nghiệp lớn mạnh lên. Đến nay, Việt Nam đã có được một số doanh nghiệp tương đối lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), FPT... Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức của Hoàng Anh Gia Lai còn được ( Wall Street Journal) bầu vào danh sách những doanh nhân ảnh hưởng nhất khu vực. Chúng ta đã có được một lớp doanh nghiệp tự tin hoạch định chiến lược kinh doanh tầm cỡ khu vực và hơn nữa, đó là điều mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người vốn rất am hiểu về sức khỏe doanh nghiệp, nhìn nhận như tín hiệu tích cực.


Mô hình doanh nghiệp và chiến lược quốc gia


Từ góc nhìn của người đứng đầu tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc dẫn ra thực tế, việc phát triển doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ doanh nhân ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy mô của doanh nghiệp nước ta còn quá nhỏ bé, chỉ tương đương với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thậm chí là nhỏ và siêu nhỏ, ở các nước phát triển. Chỉ khoảng 9% doanh nghiệp có trên 50 lao động, trong đó 2,68% có trên 200 lao động. Trong suốt giai đoạn tăng tốc phát triển kinh tế, bên cạnh việc đưa ra định hướng chọn lọc phát triển các doanh nghiệp nhà nước trở thành những quả đấm thép, thì không ít lần thông điệp "hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển" đã được các nhà hoạch định chính sách đưa ra. Thế nhưng, việc hỗ trợ này dường như vẫn chưa thực sự tìm được cơ chế phù hợp.


Cũng phải thấy rằng, những ưu ái chính sách dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá nhiều, từ những điều kiện thuận lợi hơn trong hỗ trợ tiếp cận tín dụng thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ xuất khẩu… cũng như các chương trình hỗ trợ đào tạo, phát triển công nghệ… Tuy vậy, cho đến giờ vẫn tồn tại những tranh luận: hỗ trợ đối tượng này thế nào cho đúng nhu cầu, bởi không nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận đầy đủ những ưu đãi chính sách dành cho mình, đa phần lý do lại chính từ năng lực còn nhỏ và vừa của các doanh nghiệp này.


Trong cuộc chơi hội nhập, sức cạnh tranh còn yếu của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giới hạn sự tiếp cận cũng như sự tham gia của họ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là, phải chăng môi trường kinh doanh thay đổi quá nhanh khiến nhiều doanh nghiệp không theo kịp yêu cầu, và rằng dường như đang thiếu một lớp doanh nghiệp vừa, với tính chất đủ nhỏ để linh hoạt nhưng cũng đủ lớn để có thể cạnh tranh và tương thích với các yêu cầu của hội nhập, bên cạnh những doanh nghiệp lớn đang được đặt kỳ vọng tạo dựng thương hiệu Việt tầm khu vực…


Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đưa ra quan điểm, bên cạnh việc quan tâm hình thành các doanh nghiệp lớn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ, chúng ta sẽ phải rất chú trọng phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa, bởi lẽ, các doanh nghiệp nhỏ thì thường hiệu quả không cao, các doanh nghiệp lớn thường kém linh hoạt. Điều quan trọng là quy mô vừa nhưng phải vươn tới chuẩn mực thế giới, đủ sức cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một hướng đi rất quan trọng để tạo tiền đề cho việc xuất hiện các doanh nghiệp lớn sau này và tạo ra một cơ cấu kinh tế vừa năng động vừa hiệu quả, ông Lộc nhấn mạnh.


Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Tuấn Hải đưa ra quan điểm, mỗi giai đoạn cần có mô hình doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh, hoàn cảnh riêng. Mô hình vừa và nhỏ


ình trạng bùng nổ "cơn sốt" đầu tư bất động sản khiến không một đại gia, nhà đầu tư nào cam chịu đứng ngoài "cuộc vui" này.


Ồ ạt chiếm đất xây đô thị


Khi chứng kiến cảnh nhà đầu tư rồng rắn chen nhau xếp hàng đăng ký mua căn hộ Mulberry tại Hà Đông hồi năm 2008, ông Đoàn Châu Phong, Phó TGĐ Vinaconex đã chia sẻ với người viết cảm giác bất ngờ và cả bất an. Bất ngờ vì cảnh "vừa bán vừa la vẫn đắt hàng" dù giá rất cao, bất an vì cảm thấy có điều gì đó không bình thường.


Giai đoạn cuối năm 2007 bước sang 2008 là một khoảng thời gian cực kỳ đặc biệt. Đây cũng là thời điểm mà cơn sốt bất động sản lên đến đỉnh điểm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là tỷ trọng vốn đầu tư/GDP gia tăng liên tục, lên tới 43,5% trong thời kỳ 2006 - 2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng lại cũng luôn ở mức cao, các năm 2009 và 2010 vào khoảng 30% đến gần 40%. Đặc biệt, sự kiện Hà Nội chính thức mở rộng, sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, một phần Hòa Bình và Vĩnh Phúc kể từ 1/8/2008 vô hình trung đã tạo ra "khoảng trống quyền lực" và thổi bùng tâm lý tháo khoán. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bùng nổ đầu tư bất động sản. Chiếm ngôi vị quán quân là huyện Quốc Oai, có tới 103 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư với quy mô hơn 9.900 ha. Huyện Hoài Đức đứng thứ hai với 85 đồ án, dự án…


Không một đại gia nào cam chịu đứng ngoài cuộc đua dự án này. Người ít cũng giành vài chục hécta, kẻ có tiềm lực hơn chiếm tới hàng trăm, thậm chí cả ngàn hécta đất. Điển hình như khu đô thị Bắc An Khánh 264,5 ha của Vinaconex; khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây của "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển rộng 254 ha; tập đoàn Sông Đà với hàng loạt công ty con hoặc liên danh cũng có hàng loạt dự án mà "khủng" nhất là dự án khu đô thị Tiến Xuân quy mô 1.400 ha; khu đô thị Sơn Đồng của LILAMA chiếm 415 ha; khu đô thị Viwasen của liên doanh các nhà đầu tư, đại diện là Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam rộng 450 ha; Công ty CIENCO 5 Land với 3 dự án khu đô thị quy mô gần 600 ha; Tập đoàn HUD cũng có hàng loạt dự án với quy mô chiếm đất lên tới hàng trăm ha; khu đô thị Dầu khí tại huyện Hoài Đức có quy mô tới 840 ha…


Ðất giá bèo và dự án tỷ đô


Hiện thiếu một lớp doanh nghiệp vừa,

với tính chất đủ nhỏ để linh hoạt nhưng cũng đủ lớn để có thể cạnh tranh và tương thích với các yêu cầu của hội nhập.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ có lần nói với người viết, ông từng nghe doanh nghiệp bất động sản bật mí: nhiều dự án để được cấp phép, chủ đầu tư phải bỏ hàng triệu đô tiền lobby, nhất là thời điểm Hà Tây sắp sáp nhập về Hà Nội. Không biết độ tin cậy của thông tin đó đến mức nào, nhưng giá đất nông nghiệp ở Hà Tây (cũ) quả thực rất thấp là động lực lớn kích thích làn sóng ồ ạt lập dự án xây đô thị. Trước khi về Hà Nội, giá đền bù giải phóng mặt bằng tại Quốc Oai chỉ là 27 triệu đồng/sào, ở Hoài Đức cũng chỉ áp dụng mức 43 triệu đồng/sào. Nếu chỉ phải bỏ vài trăm ngàn tiền đền bù cho một mét vuông đất, sau khi chuyển mục đích sử dụng chủ đầu tư khu đô thị có khi chưa cần đầu tư hạ tầng đã bán với giá lên tới cả chục triệu đồng/m2 lợi nhuận sẽ là bao nhiêu?

Bởi thế chẳng có gì lạ khi Sudico Tiến Xuân đã lập một đại dự án, diện tích chiếm đất tới 1.400 ha. "Chúa đảo" Đào Hồng Tuyển lập dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây trải trên diện tích gần 254 ha, sát danh thắng Chùa Thầy, Quốc Oai. Hoành tráng hơn, tập đoàn Nam Cường với dự án xây dựng trục đường xuyên trục Bắc - Nam Hà Tây (cũ) với chiều dài 63 km, dự kiến sẽ xây 6 khu đô thị lớn dọc theo tuyến đường này với quy mô chiếm đất lên tới khoảng 3.300 ha. Khái toán của dự án lên tới 60.000 tỷ đồng (khoảng hơn 3 tỷ USD thời giá lúc đó).


Ông Hoàng Sen, Chủ tịch huyện Quốc Oai khi ấy cho biết, huyện có 21 xã, thị trấn thì có đến 10 xã, thị trấn cơ bản bị thu hồi hết đất sản xuất. Như xã Đông Xuân mới từ Lương Sơn, Hòa Bình nhập về Hà Nội có diện tích tự nhiên khoảng 17 km2 thì quy hoạch dự án đã chiếm tới 13 km2! Chỉ trừ đất làng xóm người dân đang ở và mấy mỏm núi không leo lên được thì các doanh nghiệp mới không lấy.


Đáng lưu ý, một loạt dự án đô thị được ưu ái cấp phép trước thời điểm sáp nhập về Hà Nội chỉ còn đếm bằng ngày, thậm chí bằng giờ. Trong đó, phải kể đến dự án 3 khu đô thị của Cienco 5 Land bao gồm cả dự án Thanh Hà đầy tai tiếng. Đúng ngày 30/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây đã ký 3 quyết định số 3129, 3130, 3131 về việc thu hồi gần 600 ha đất thuộc Hà Đông, Thanh Oai để giao cho Cienco 5 Land xây dựng các khu đô thị mới. Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây thì được UBND tỉnh Hà Tây vội vã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại quyết định 2238/QĐ-UBND ngày 10/7/2008, đồng thời giao đất chính thức để thực hiện dự án tại quyết định 2612/QĐ-UBND ngày 21/7/2008. Việc này diễn ra trong bối cảnh quyết định sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Hà Tây về Hà Nội chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Chỉ trong vỏn vẹn hai ngày 30 và 31/7, lãnh đạo Hà Tây đã ban hành gần 100 quyết định, trong đó có nhiều quyết định liên quan đến việc cấp phép dự án bất động sản.

Theo Lưu Hương (DĐDN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh