NHNN vừa cho phép Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2016.
Theo đó, đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Lãi suất trái phiếu do Vietcombank quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho ngân hàng.
Đáng chú ý, NHNN yêu cầu Vietcombank có trách nhiệm sử dụng vốn phát hành trái phiếu năm 2016 đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Thống đốc NHNN, đảm bảo tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định hiện hành.
Việc sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu cần tập trung vào lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích. Hạn chế rủi ro tập trung tín dụng đối với các khách hàng lớn, hạn chế cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động động sản, BOT, BT,…
Đây không phải là lần đầu tiên NHNN yêu cầu các nhà băng hạn chế cho vay trong các lĩnh vực nói trên.
Trước đó, vào tháng 7/2016, NHNN cũng đã ban hành Chỉ thị 05 về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông. Theo chỉ thị này, thời gian qua các NHTM đã đầu tư một nguồn vốn lớn tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông trong khi việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực này còn một số bất cập, chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro có liên quan.
Mới đây, trong Chỉ thị 04 về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH những tháng cuối năm 2016, NHNN tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát rủi ro đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Trên thực tế, tốc độ cho vay đối với các dự án BOT trong những năm gần đây vẫn không có dấu hiệu chững lại. Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2016, đã có gần 30.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại đổ vào các dự án BOT đường cao tốc.
Theo đánh giá của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, điều này gây một số lo ngại, bởi vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nhưng nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông thường rất dài (khoảng 20-25 năm).
-
10 ngân hàng nào uy tín nhất Việt Nam 2016?
CafeLand – Trong top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2016, có sự hiện diện của 3 ngân hàng có vốn nhà nước chiếm trên 50% là Vietinbank, Vietcombank và BIDV, 7 ngân hàng còn lại đều là các ngân hàng do tư nhân làm chủ.
-
Nhà ở xã hội: Đếm từng ngày chờ được giải ngân
CafeLand – Trong số 5 ngân hàng được chỉ định tham gia chương trình cho vay nhà ở xã hội hỗ trợ người dân, đến nay chỉ Ngân hàng Chính sách xã hội có quy định mức lãi suất cho vay là 4,8%/năm. Các ngân hàng còn lại chưa có hướng dẫn cụ thể. Việc chưa thu xếp được nguồn vốn cho vay và chậm trễ công bố mức lãi suất tại các ngân hàng còn lại đang khiến doanh nghiệp và người mua nhà sốt ruột, đếm từng ngày chờ được giải ngân.
-
Thị trường tài chính Việt Nam biến động sau thông tin Brexit
Thị trường chứng khoán Việt Nam, giá vàng SJC, và tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD/VND) đều có biến động mạnh sau khi kết quả bỏ phiếu của Anh cho thấy đa số người dân nước này đồng tình với việc nước Anh sẽ rời Liên minh châu Âu (EU).
-
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Vietcombank 2 tháng
CafeLand - Thanh tra Chính phủ bắt đầu tiến hành thanh tra tại Vietcombank với các nội dung về hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư mua sắm,… Thời gian thanh tra diễn ra trong vòng 60 ngày.