Ảnh minh hoạ.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Preqin, kể từ năm ngoái, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và công ty cổ phần tư nhân đã tích lũy được hơn 8 tỷ USD để đầu tư vào nợ bất động sản châu Âu.
Nếu không có nguồn tài chính mới, chủ bất động sản phải đối mặt với áp lực phải bán tài sản để trả nợ, một kịch bản sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc định giá và gây ra một vòng xoáy tiêu cực.
PGIM Real Estate dự kiến các ngân hàng châu Âu sẽ rút tới 125 tỷ euro (132 tỷ USD) ra khỏi hoạt động cho vay bất động sản. Ngoài ra, thị trường còn có khoảng 200 tỷ euro nợ đáo hạn trong năm nay và năm tới.
Dan Pottorff, người đứng đầu bộ phận đầu tư nợ tại Tristan Capital Partners, cho biết: “Nợ đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư”. Công ty cổ phần tư nhân này vừa hoàn thành việc gây quỹ 500 triệu euro để đầu tư vào các khoản vay bất động sản.
Bất chấp sự biến động của thị trường bất động sản, các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao với rủi ro trong tầm kiểm soát.
Trong khi giá bất động sản đang giảm ở các thị trường như Vương quốc Anh và Thụy Điển, các nền kinh tế của Châu Âu vẫn đang đứng vững bất chấp khủng hoảng năng lượng và lãi suất cao hơn, và việc làm vẫn ở mức cao. Điều đó có nghĩa là người thuê nhà có khả năng tiếp tục trả tiền.
Michael Boxer, đồng giám đốc nợ bất động sản tư nhân tại CentreSquare, cho biết trong một báo cáo trong tháng này: “Sự lạc quan có vẻ phản trực giác trong bối cảnh thị trường biến động, chính sách tiền tệ thắt chặt và suy thoái kinh tế đang rình rập. Tuy nhiên, với tư cách là nhà cung cấp nợ bất động sản, chúng tôi có lẽ đang ở trạng thái tích cực nhất từ trước tới nay”.
-
Quy định mới nhất về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng
Hôm nay (9/2), Thông tư 18/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực và thay đổi một số nội dung về nguyên tắc mua, bán nợ của tổ chức tín dụng tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN. Vậy, quy định mới nhất về vấn đề này ra sao?