Tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3.2023 tương đối chậm với nhiều thách thức hiện hữu. Trong đó, thị trường nhà ở dự sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn khi nguồn cung khan hiếm, giá cả vẫn neo cao so với mức chi trả của người dân.

Thị trường nhà ở Hà Nội dự sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn khi nguồn cung khan hiếm, giá cả vẫn neo cao so với mức chi trả của

người dân.

Theo báo cáo mới đây của Savills, trong quý 3.2023, nguồn cung căn hộ giảm -47% theo quý và -65% theo năm toàn bộ là căn hộ Hạng B. Nguồn cung sơ cấp giảm -3% theo quý và -6% theo năm.

Giá sơ cấp tăng 2% theo quý và 13% theo năm, và được ghi nhận cao hơn 77% so với quý 1.2019. Giá thứ cấp tăng 2% theo quý và 8% theo năm.

Số lượng căn bán quý 3.2023 được giảm -16% theo quý và -42% theo năm. Bên cạnh đó, số lượng căn bàn giao giảm -26% mỗi năm trong giai đoạn 2021 – 2025, thúc đẩy nhu cầu thứ cấp và củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Điểm nhấn của thị trường căn hộ Hà Nội có lẽ là sự kiện Gia Lâm lên quận trong quý này và dự kiến sẽ bổ sung hơn 8.000 căn hộ cho nguồn cung tương lai, được hưởng lợi từ việc hoàn thành giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy trong quý 3.2023 và cầu Đuống vào năm 2025.

Theo Savills, nguồn cung trong quý 4.2023 chủ yếu đến từ giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu. Hạng B tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong nguồn cung tương lai.

Đánh giá về thị trường căn hộ Hà Nội quý vừa qua, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội, cho rằng, thị trường bất động sản nhà ở vẫn tồn tại nhiều thách thức. Trong thời gian tới, các luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho thị trường nhà ở phát triển.

Ở phân khúc nhà ở thấp tầng, báo cáo Savills ghi nhận, trong quý 3, nguồn cung mới giảm -76% theo quý và -94% theo năm. Nguồn cung sơ cấp giảm -9% theo quý và -39% theo năm, trong đó nhà liền kề chiếm ưu thế.

Số căn đã bán trong quý 3.2023 giảm -5% theo quý và -66% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ theo quý đạt 14%.

Theo quý, giá biệt thự sơ cấp trung bình tăng 3%, nhà liền kề tăng 9% và shophouse tăng 6%. Giá thứ cấp trung bình tăng 5% theo quý, thấp hơn -19% so với giá sản phẩm sơ cấp.

Trong quý 3.2023, quận Gia Lâm chiếm 6% nguồn cung thấp tầng tại Hà Nội. Thời gian tới, thị trường nhà ở tại Gia Lâm và phía Đông Hà Nội sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ các dự án cơ sở hạ tầng.

Nguồn cung trong quý 4.2023 chủ yếu sẽ đến từ các dự án mới. Đến năm 2025, Đông Anh sẽ dẫn đầu với 23% thị phần nguồn cung tương lai, theo sau là quận Hà Đông.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, nhận định, thị trường nhà ở thấp tầng trong quý diễn ra chậm với lượng giao dịch thấp cùng với sự thận trọng của các chủ đầu tư trước việc ra hàng mới. Tuy nhiên, sự hình thành quận mới và cơ sở hạ tầng hoàn thiện dự kiến sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường nhà ở giai đoạn này đang có nhiều khó khăn, nhất là nguồn cung và thanh khoản. Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, GS. Đặng Hùng Võ cho biết, 20% dân số thế giới không đủ tiền mua nhà, 60% tiếp theo chỉ đủ tiền mua nhà ở xã hội mà nhà ở xã hội chỉ tính ở Việt Nam hiện nay đã có giá gấp đôi 10 năm trước.

Trong khi giá nhà cao, chúng ta lại chỉ dùng gói hỗ trợ tín dụng thấp hơn 1,5-2% so với tín dụng thương mại. Và chỉ có 20% người đủ tiền mua nhà ở trung cấp và cao cấp, trong đó 8% đủ tiền mua nhà ở cao cấp.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, SSI Research cho biết, thị trường bất động sản đã có những động thái tích cực hơn, chủ yếu từ phía chủ đầu tư và môi giới. Về phía nhu cầu, mặc dù lãi suất cho vay mua nhà trung bình đã giảm xuống khoảng 13,5%/năm trong tháng 4 từ mức cao nhất khoảng 15%/năm vào tháng 1. Tuy nhiên, nhóm phân tích nhận định, đây vẫn là mức cao và cần giảm hơn nữa để kích cầu mạnh hơn.

Khiêm Phạm
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.