Theo đó, ngoài các hạn chế sai sót trong quá trình đầu tư; công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp đồng - xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác… còn bộc lộ nhiều nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí.
Chẳng hạn, vẫn chưa có tiêu chí rõ ràng để lựa chọn dự án được đầu tư theo hình thức BOT; hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành. Việc xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót, xác định tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm cả phần thuế giá trị gia tăng được Nhà nước hoàn lại, xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế…
Đáng lưu ý, nhiều đơn vị dựa trên số liệu thống kê của tư vấn khảo sát chỉ trong 2 đến 3 ngày để nội suy ra lưu lượng phương tiện 365 ngày hoặc căn cứ kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cũ để nội suy. Việc nghiệm thu, thanh toán các dự án này cũng nhiều sai sót. Qua kiểm toán các dự án BOT trong năm 2016, đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng, trong đó sai khối lượng 180,37 tỷ đồng, sai định mức 41,64 tỷ đồng, sai đơn giá 143,17 tỷ đồng, sai khác hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán 785,28 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán so với phương án tài chính ban đầu tổng cộng lên tới 107,4 năm, trong đó giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày đối với dự án mở rộng QL1 đoạn Km1488 - Km1525, tỉnh Khánh Hòa.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT cũng có nhiều sai phạm. Chẳng hạn, tỉnh Bình Phước đã giao dự án BT Công ty TNHH Đức Bình dù nhà đầu tư này không đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính thực hiện dự án Đoạn 1 Km0+000 - Km8+000. TPHCM tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư chưa được phê duyệt. Một số nơi chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng dự án không đúng quy định, chẳng hạn với tỉnh Bình Phước là 3 dự án thành phần thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường Lộc Tấn - Bù Đốp, đoạn từ ngã 3 Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh đến Trung tâm huyện Bù Đốp.
Ở các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác cũng có tình trạng chưa bố trí đầy đủ, kịp thời theo cơ cấu vốn trong quyết định đầu tư được phê duyệt, đặc biệt là vốn đối ứng, vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí đầu tư; vi phạm quy định của nhà tài trợ dẫn đến việc dừng cấp vốn gây lãng phí nguồn vốn đã đầu tư. Cá biệt, có dự án vừa có bảo lãnh của Chính phủ, vừa phải mua bảo hiểm khoản vay với mức phí 5% (tính trên tổng nợ gốc và lãi phải trả) và việc thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện 1 lần không theo quá trình giải ngân thực tế làm lãng phí phí bảo hiểm lên tới 3,3 triệu USD.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).