Cụ
thể, tại Dự án An Bình Tower (xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty
cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp An Bình làm chủ đầu tư chào bán
mức giá 15,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT). Trước đó, các căn hộ tại dự
án này chuyển nhượng trên thị trường tự do với giá 20 – 21 triệu
đồng/m2 (đã bao gồm VAT và phí sang tên).
So
với mức giá chuyển nhượng cuối quý III/2011 thì giá căn hộ tại dự án
này đã giảm khoảng 30%. Đây là mức giảm giá chưa từng có tại các dự án
căn hộ khu vực Hà Nội.
Mức giá này bằng với giá căn hộ tại Dự án Làng BIDV, Khu đô thị mới Cienco 5 (huyện Mê Linh) vào thời điểm cuối năm 2010, chỉ có điều, Dự án An Bình Tower nằm gần trung tâm Hà Nội hơn Làng BIDV khoảng 15 km. Điều này cũng đồng nghĩa với những nhà đầu cơ đã trót ôm hàng tại Làng BIDV gần như hết cơ hội “thoát hàng”.
Cùng
thời điểm ra hàng với Dự án An Bình Tower còn có Dự án Drem Tower (xã
Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội) của Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Đại
Mỗ (Coma 6). Dự án do Công ty cổ phần Dịch vụ địa ốc Đất Xanh miền Bắc
phân phối, với mức giá khoảng 18 triệu đồng/m2.
Cũng nằm trong mức giá căn hộ dưới 20 triệu đồng/m2 được tung ra vào thời điểm này còn có Dự án Sails Tower (xã Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội), do Công ty TNHH Khải Hưng làm chủ đầu tư. Dự án đang được Sàn Giao dịch bất động sản Sudico phân phối với mức giá khoảng 18,5 triệu đồng/m2. Đây là mức giá khá hấp dẫn tại Hà Nội so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với việc các căn hộ đồng loạt ra hàng giảm giá như hiện nay thì chủ đầu tư có bán được hàng hay không là vấn đề cần được thời gian kiểm chứng.
Theo
TS. Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, chắc
chắn sẽ có một đợt bán tháo bất động sản diễn ra vào 3 tháng cuối năm
2011. Ngay từ cuối quý III/2011, đã có một loạt dự án bán sỉ sản phẩm
với cơ chế thanh toán ngay 80 - 90% tổng giá trị sẽ được giảm giá 25 –
35%. Sang quý IV/2011, danh tính các dự án sẽ được công bố rõ ràng, bởi
khi đó, các nhà mua sỉ sẽ phải “nhả hàng” để bán lẻ.
“Lý
do và nguyên nhân của từng dự án, từng chủ đầu tư không được nêu rõ
ràng, nhưng về mặt luận cứ thì chắc chắn là: thu tiền trước sẽ bù được
hai lợi ích. Thứ nhất, có nguồn tài chính để tài trợ các hoạt động khác.
Thứ hai, quan trọng hơn, kết thúc được quá trình đầu tư.
Xét trên bình diện cụ thể, những doanh nghiệp nào phải đáo hạn trước ngày 31/12/2011 thì bắt buộc phải có nguồn tài chính đủ để đáp ứng nguồn cần trả. Vì vậy, nếu tránh được các hệ lụy từ việc quá hạn ngân hàng thì việc giảm bao nhiêu phần trăm để có được lượng tài chính đủ trả cho ngân hàng mà không bị phạt cao hơn thì vẫn được coi là có lãi”, ông Chung nói.
Theo
Chỉ thị 01/CT-NHNN (ngày 1/3/2011) của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày
31/12/2011, các ngân hàng phải đưa tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản về
mức dưới 16%.
Trước
đó, vào thời điểm ngày 31/6/2011, đã có một đợt “siết” tỷ lệ này về mức
dưới 22% và hậu quả là một loạt dự án của những chủ đầu tư có tên tuổi
như Sông Đà – Thăng Long hay Vihajico đã phải giảm giá.