Từ năm 2017, Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản” được định kỳ tổ chức hàng năm và luôn nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ phía Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước.
Trong hợp tác về kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác số một về ODA, thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch và thứ tư về thương mại.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có ý định tiếp tục và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, 88% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng doanh thu tại Việt Nam sẽ tăng lên trong tương lai.
Cùng với xu thế phát triển chung của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Nhật, giao lưu, hợp tác giữa địa phương hai nước thời gian qua phát triển mạnh mẽ.
Hai nước đã thiết lập khoảng 100 cặp quan hệ, ký kết hơn 110 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản.
Trước đó, tại Hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 21/05/2023 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thống nhất cùng Chính phủ Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng và khẳng định Việt Nam tiếp tục tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi với các điều kiện về đất đai, con người, môi trường, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật Bản.
Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi để thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa hai nước.
Về phía Nhật Bản, Đại sứ Yamada Takio cũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam, đánh dấu mốc quan hệ hợp tác mới giữa hai nước.
Đại diện Nhật Bản mong nhận được sự hợp tác giữa các địa phương Nhật Bản và các tỉnh, thành của Việt Nam sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa và kỳ vọng rằng Hội nghị ‘Gặp gỡ Nhật Bản’ lần này sẽ là bước tiến quan trọng trong việc đưa quan hệ giao lưu giữa các địa phương hai nước bước sang giai đoạn mới.
Hiện các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.842 dự án với số vốn 41,79 tỉ USD vốn đăng ký, chiếm đến 65,3% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với 19 dự án, tổng vốn đầu tư là 7,4 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Kế đến là kinh doanh bất động sản với số vốn là 6,97 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư. Một số dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam như: Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư là 9 tỉ USD; Dự án Thành phố Thông minh, tổng đầu tư là 4,13 tỉ USD với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm Trung tâm tài chính thương mại, nhà trẻ, vườn hoa công viên, khu nhà ở dự án đầu tư tại Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng đầu tư là 2,79 tỉ USD tại Thanh Hóa. |
-
Nhà đầu tư Nhật Bản đứng số 1 về số dự án FDI vào Hưng Yên
Hưng Yên có 533 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đứng số 1 về số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh với 173 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4 tỷ USD; tiếp đó là Hàn Quốc, Trung Quốc.
-
Gần 30 doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư 7,7 tỷ yên vào Việt Nam
Thông tin trên được ông Yamamoto Ichita, Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản đưa ra trong buổi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....