Theo thống kê của DVT.vn, cả 6 doanh nghiệp xi măng niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn đã công bố báo cáo tài chính quý III/2010 đều có kết quả kinh doanh quý III/2010 giảm so với cùng kì năm trước.
Công ty | Quý III/2010 | Quý III/2009 | % Thay đổi | |||
DT | LNTT | DT | LNTT | DT | LNTT | |
Xi măng Hà Tiên 1(HT1) | 1136 | -22,3 | 963,8 | 115,4 | 18% | -119% |
Xi măng Hoàng Mai (HOM) | 297 | 57,7 | 320,8 | 35,3 | -7% | 63% |
Xi măng Bỉm Sơn (BCC) | 675,5 | -45 | 533,8 | 70,3 | 26% | -164% |
Xi măng Hải Vân (HVX) | 124,3 | 3,2 | 101,3 | 4,3 | 23% | -25% |
Xi măng Cần Thơ (CCM) | 50,4 | 10,9 | 68,4 | 8,3 | -26% | 31% |
Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (QNC) | 315 | 17,2 | 409,5 | 11 | 30% | -36% |
Việc thiếu than chưa thể cải thiện trong thời gian ngắn Theo Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), nguồn than phục vụ cho sản xuất của các đơn vị thành viên thuộc Vicem đang trong tình trạng báo động. Mỗi ngày, các nhà máy xi măng của Vicem cần 5.000 tấn than cám (loại 3 và 4), tuy nhiên lượng than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ đáp ứng một nửa yêu cầu. Tình trạng thiếu than cho sản xuất xảy ra ở tất cả các nhà máy ximăng của Vicem như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hải Phòng, Hà Tiên... Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, điều đáng lo ngại của ngành than là công nghệ hiện tại của các nhà máy sản xuất xi măng ở Việt Nam luôn đòi hỏi than cám có chất lượng cao, trong khi tỷ lệ này trên tổng sản lượng khai thác chỉ chiếm khoảng 15 - 16%. “Như vậy, nếu sang năm sản lượng không đạt được 43 triệu tấn như năm nay thì con số 6 triệu tấn để cung cấp cho xi măng sẽ rất khó khăn". |