Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN. Ảnh: SBV
Sáng 8/7, tại buổi họp báo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) – ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ – đã thẳng thắn nhận định, nhiều ẩn số với chính sách tiền tệ, tỷ giá trong thời gian tới với áp lực từ chính sách lãi suất VND thấp, sự "chần chừ" của FED và chính sách thuế của chính quyền Mỹ.
VND mất giá dù USD thế giới giảm
Từ đầu năm 2025 đến nay, chỉ số DXY – đại diện cho sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ chính – đã giảm khoảng 10%. Thế nhưng, ngược chiều, đồng VND vẫn mất giá khoảng 2,7 - 2,8% trong nửa đầu năm 2025.
Giải thích cho sự chênh lệch này, ông Phạm Chí Quang cho rằng, nguyên nhân đến từ một loạt yếu tố, trong đó, đáng chú ý là yêu cầu duy trì mặt bằng lãi suất VND ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng GDP, khiến chênh lệch lãi suất VND - USD âm. "Đây là chủ trương đã được Chính phủ chỉ đạo để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kích thích tín dụng. Đương nhiên, phải đánh đổi, trong đó có tỷ giá".
Về việc vì sao cán cân thương mại thặng dư nhưng tỷ giá vẫn giảm, ông Quang cho rằng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là dòng tiền. So với các nước trong khu vực, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng thì Việt Nam lại bị bán ròng, gây sức ép lên tỷ giá.
"Mặc dù cán cân thanh toán vẫn dương, nhưng dòng vốn ngoại rút rất nhanh, đặc biệt trên thị trường chứng khoán từ 2024 đến nay", ông Quang nói.
Mồi lửa cho bất ổn tỷ giá
Sáng cùng ngày, Mỹ công bố biểu thuế đối ứng áp dụng với 14 quốc gia, bao gồm các đối tác thương mại lớn ở châu Á. Dù chi tiết từng dòng thuế chưa được công bố rộng rãi nhưng theo đại diện NHNN, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng vốn FDI toàn cầu và tạo hiệu ứng dây chuyền tới tỷ giá tại các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Với độ mở cao của nền kinh tế, Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với thay đổi chính sách từ các thị trường xuất khẩu lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh dòng vốn có thể rời khỏi các quốc gia bị áp thuế để tìm kiếm nơi “trú ẩn” an toàn hơn, USD nhiều khả năng tiếp tục lên giá, kéo theo áp lực tỷ giá gia tăng đối với Việt Nam – vốn đang giữ lãi suất thấp để hỗ trợ phục hồi.
Một nhân tố "bí ẩn" khiến thị trường tỷ giá khó đoán định là động thái trì hoãn giảm lãi suất của FED. Ông Quang lưu ý rằng, dù lạm phát ở châu Âu và Nhật Bản có xu hướng giảm, thì lạm phát tại Mỹ vẫn thiếu ổn định.
"FED – với chính sách điều hành dựa trên dữ liệu, đặc biệt là thị trường lao động – đã 2 lần hoãn cắt giảm lãi suất, làm trì hoãn kỳ vọng nới lỏng tiền tệ toàn cầu. Điều này càng khiến đồng USD duy trì sức mạnh, tiếp tục hút dòng vốn khỏi các thị trường mới nổi" ông Quang nói.
-
Nhịp tăng - giảm và những áp lực của tỷ giá
Tỷ giá VND/USD đã có nhịp đảo chiều đáng chú ý gần đây, phản ánh khá sát bức tranh chung biến động của đồng USD, với nỗ lực “co kéo” để đạt mục tiêu chính sách của nhà điều hành.
-
Thuế quan của ông Trump có ý nghĩa gì đối với tỷ giá hối đoái toàn cầu?
Khi các chủ doanh nghiệp đang gấp rút để tái chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thuế quan của ông Trump, Phó kinh tế trưởng tại CIBC Capital Market Benjamin Tal giải thích lý do tại sao sự hỗn loạn này không thể kéo dài.
-
Dự báo tỷ giá có thể đạt 26.000 đồng/USD vào cuối năm 2025, lãi suất duy trì mức thấp
Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho rằng việc tỷ giá tăng mạnh đầu năm còn gây bất ngờ với giới đầu tư khiến cho phản ứng của thị trường có phần thái quá trong các phiên ngày 12/2/2025, tuy nhiên dựa trên định hướng thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ trong năm nay của chính phủ và tình hình bất ổn về chính trị thương mại thế giới, kịch bản tỷ giá USD/VND giới hạn tới 26.000đồng/USD là một kịch bản tích cực.








-
Dự báo tiền tệ cuối năm 2025: Lãi suất đã chạm đáy?
Thị trường tiền tệ Việt Nam tháng 6/2025 ghi nhận nhiều biến động lớn về lãi suất, tỷ giá và thanh khoản hệ thống. Theo báo cáo mới công bố của Khối Nghiên cứu MBS (MBS Research), đà giảm lãi suất huy động đã có dấu hiệu chững lại, trong khi tỷ giá U...
-
Nhịp tăng - giảm và những áp lực của tỷ giá
Tỷ giá VND/USD đã có nhịp đảo chiều đáng chú ý gần đây, phản ánh khá sát bức tranh chung biến động của đồng USD, với nỗ lực “co kéo” để đạt mục tiêu chính sách của nhà điều hành.
-
Đồng USD lao dốc bất thường
Trong số những mối đe dọa mà chính sách thuế quan gây ra cho nền kinh tế Mỹ, không điều gì kỳ lạ bằng làn sóng bán tháo đồng USD gần đây, theo AP.