Nhưng vào ngày Chủ nhật vừa qua, sau khi nắm giữ 9,2% cổ phần của Twitter, Elon Musk đã đưa ra một ý tưởng có vẻ hoang đường: Biến trụ sở của Twitter tại trung tâm thành phố San Francisco thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư.
Elon Musk. Ảnh: Bloomberg
Tác giả Sarah Holder của mục CityLab trên tờ Bloomberg đã viết rằng, dòng tweet nói trên hiện đã bị xóa “được coi là một sự châm chọc tại cả thành phố San Francisco, nơi đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng vô gia cư ngày càng sâu sắc và tại Twitter, nơi mà các nhân viên của công ty đã được thông báo có thể làm việc từ xa mãi mãi. Do đó, tòa nhà sẽ được sử dụng làm nhà ở cho người vô gia cư, Musk dường như ngụ ý, "bởi dù sao thì cũng không có ai xuất hiện ở đây cả”.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Twitter sẽ chuyển tòa nhà của mình thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư và, nên dù sao thì Twitter cũng không có khả năng làm như vậy. Nhưng việc chuyển đổi các tòa nhà văn phòng bỏ trống thành các đơn vị ở tại các thành phố như San Francisco trước đây đã đề xuất như một cách để sử dụng hiệu quả hơn các đơn vị có sẵn nhằm giải quyết các nguồn cung nhà ở và tái sử dụng các Khu Thương mại Trung tâm bỏ trống.
Trên thực tế, việc chuyển đổi các văn phòng của Twitter thành nhà ở giá rẻ vĩnh viễn sẽ rất phức tạp nhưng “hoàn toàn có thể làm được” từ góc độ quản lý, theo Dan Sider, giám đốc Sở Kế hoạch San Francisco. Và việc chuyển đổi tòa nhà thành một nơi trú ẩn cho người vô gia cư, ông nói, "sẽ khá đơn giản”.
Điều ít có khả năng là có ý chí chính trị hoặc động lực tài chính để bắt tay vào thực hiện một sứ mệnh như vậy, đặc biệt là với thực tế Twitter đã bắt đầu sử dụng lại tòa nhà cho công việc tại văn phòng. Nhưng với việc Musk đề nghị mua lại Twitter, điều đó có thể thay đổi. Và với dân số vô gia cư là hơn 9.800 người tính đến cuối năm 2019 và tỷ lệ văn phòng bỏ trống là 22,6% vào cuối năm 2021, có lẽ không quá nực cười khi đặt ra ý tưởng này.








-
Hà Nội thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ đột phá, 227 đầu việc cụ thể và 201 dự án ưu tiên....
-
Hà Đông sắp có nhà máy xử lý nước thải gần 800 tỷ
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng – công trình hạ tầng kỹ thuật cấp I, có vòng đời không dưới 50 năm.
-
Phương án xây “siêu cầu” 12.000 tỷ nối Hà Nội – Hưng Yên
Một cây cầu cấp đặc biệt, chiều dài hơn 7km, rộng tới 33m, với mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng – Cầu Ngọc Hồi đang được kỳ vọng sẽ trở thành “đòn bẩy vàng” cho phát triển liên vùng giữa Hà Nội và Hưng Yên....