Ông Hải cho biết, sau khi báo VietNamNet có bài phản ánh “Di tích lịch sử nhà thờ họ 400 năm tuổi ở Thanh Hóa biến tướng thành chùa” Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa đã về kiểm tra, làm rõ. Theo đó, nội dung báo phản ánh là đúng.
Theo lý lịch di tích xếp hạng năm 2008, nhà thờ dòng họ Lê Hữu được xây dựng từ những năm 1612, qua nhiều lần tu sửa vẫn giữ được kết cấu kiến trúc xưa.
Cụ thể, nhà Tiền đường có chiều dài 9,1m x rộng 4,4m được cấu trúc thành 3 gian hai chái, 4 vì kèo gỗ được bào trơn đóng bén. Một gian hậu cung có chiều dài 4,3m, rộng 3,15m được cấu trúc theo kiểu cuốn vòm. Toàn bộ tường nhà thờ xây bằng tiểu sành một loại vật liệu truyền thống được dùng trong các công trình tôn giáo trước đây…
Hiện trạng nhà thờ họ được xếp hạng di tích trước khi tu bổ
Ngày 19/6/2017, nhà thờ họ Lê Hữu chỉ mới được Sở VH-TTDL thỏa thuận chủ trương tu bổ, tôn tạo. Tuy công trình đã xong, nhưng hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công… chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Hiện trạng kiểm tra, cổng nhà thờ xây hai cột nanh tạo hai tầng mái cong. Nhà thờ chính được tôn tạo mới năm 2017 bằng bê tông sơn màu giả gỗ gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường có kết cấu 5 gian, xây 3 tầng mái, mỗi tầng 4 mái cong.
Hai bên cột hiên đắp hai pho tượng Vũ sĩ, ở Cổ diêm tầng mái thứ hai đắp 3 pho tượng phật, gắn biển “Tam Thế Phật”. Cổ diêm tầng mái thứ ba gắn biển “Lê Từ Đường”… Việc treo, đặt như vậy là thiếu sự nhất quán, không phù hợp với tính chất, nội hàm thờ tự.
Di tích lịch sử nhà thờ họ Lê Hữu sau khi tu bổ biến thành chùa
“Đối chiếu với hồ sơ khoa học di tích lập năm 2008, 3 chữ “Tam Thế Phật” và 3 pho tượng Tam Thế Phật là không phù hợp với tính chất, nội dung thờ tự tại di tích, đề nghị tháo gỡ; sửa lại bức Đại tự “Lê Từ Đường” và sắp xếp lại các hiện vật đồ thờ cho phù hợp.
Về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử nhà thờ họ Lê Hữu thành chùa khi chưa được các cấp thẩm quyền chấp thuận là vi phạm luật di sản nghiêm trọng. Vi phạm nghị định 70/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ; thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh”, ông Hải chia sẻ.
Cũng theo ông Hải, hiện trung tâm đã đề xuất kiến nghị, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra sai phạm. Yêu cầu chính quyền địa phương có văn bản báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với việc chấp thuận, cho phép lập hồ sơ thiết kế, tu bổ, tôn tạo di tích nhà thờ họ Lê Hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.
“Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm chỉ là đề xuất kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục, UBND tỉnh sẽ là người quyết định về các vấn đề sai phạm trên. Việc này vi phạm vào luật di sản, được biết Giám đốc Sở VH-TTDL sẽ giao cho thanh tra làm rõ”, ông Hải cho biết.
-
Thanh Hóa duyệt quy hoạch mới khu dân cư hơn 10 ha tại thị trấn Lam Sơn
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4873/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư tại thị trấn Lam Sơn (vị trí số 7, diện tích khoảng 10 ha), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá....
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp nào sẽ thực hiện dự án Khu đất ở dân cư mới xã Vĩnh Phúc tại Thanh Hóa?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4840/QĐ-UBND chấp thuận Công ty cổ phần MFLand là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đất ở dân cư mới xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.