Vừa thiếu vừa chậm
Theo Phó Chủ tịch UBDN TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, sau khi mở rộng địa giới hành chính, bình quân, hàng năm Hà Nội thực hiện hơn 1.000 dự án đầu tư có liên quan đến thu hồi đất GPMB, nhiều gấp 3 lần trước khi mở rộng.
Đáng chú ý, các dự án này liên quan đến 200.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nhu cầu cần phải bố trí TĐC cho khoảng 20 nghìn hộ gia đình. Tính đến thời điểm này, Hà Nội hoàn thành trên 12.000 căn và sử dụng cho TĐC gần 11.000 căn. Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn vẫn chưa được triển khai theo đúng tiến độ hoặc không đủ điều kiện để thực hiện (do phải chờ quy hoạch, thiếu vốn) ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu đầu tư phát triển TP.
Trong báo cáo của UBND Hà Nội gửi Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) về việc giải quyết khó khăn cho người dân tại các khu TĐC, lãnh đạo TP cho biết, tại các quận nội thành, do quỹ đất không còn, Hà Nội đã có quy định hình thức bố trí TĐC chủ yếu bằng nhà chung cư, trong khi các huyện có thể giao đất ở. Nguồn quỹ nhà TĐC của các quận là khu TĐC tập trung lớn như khu Nam Trung Yên, Đền Lừ 1, 2, khu 5,3ha Dịch Vọng, khu Tây Nam Kim Giang...
Nhìn vào thực tế trên, có thể thấy, trong khi sức ép về nhu cầu nhà TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng rất lớn, thì quỹ nhà TĐC của Hà Nội vẫn thiếu. Nhiều dự án được bố trí quỹ nhà tái định cư nhưng vài năm chưa dùng tới do chậm tiến độ trong khi một số dự án lớn khác lại phải "xếp hàng" chờ căn hộ.
Người dân sống trong điều kiện nhiều "không"
Chất lượng nhà TĐC cũng được chính UBND TP Hà Nội thừa nhận còn thấp. Việc quản lý, bảo trì còn nhiều hạn chế dẫn đến nhanh chóng xuống cấp. Việc cung cấp các dịch vụ môi trường, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí và học tập của cộng đồng dân cư ở nhiều khu TĐC còn rất thiếu, chưa được xây dựng đồng bộ về hạ tầng xã hội nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt khi người dân đến ở. Đặc biệt, có khu TĐC do chưa đầu tư xây dựng trường nên hàng ngày người dân phải đưa con em về nơi ở cũ để học, làm tăng mật độ giao thông của thành phố, tăng chi phí đi lại của nhân dân.
Trong báo cáo này, Hà Nội cũng phân tích kỹ lưỡng cuộc sống của người dân sau khi chuyển đến các khu TĐC...
Để khắc phục những tồn tại trên, theo ông Khanh, Hà Nội sẽ ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng đô thị ở những khu vực TĐC còn thiếu và kiểm tra, chống xuống cấp tại các khu TĐC trên địa bàn toàn TP. Trong những dự án GPMB sắp tới, TP sẽ không bố trí người dân đến ở tại các khu TĐC chưa có đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đô thị. Được biết, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP địa điểm xây dựng thêm một số khu TĐC mới trên địa bàn