Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có kết luận cuối cùng về việc rà soát hành chính đối với vụ điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép hộp (LWRPT) từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Tập đoàn Hòa Phát cho biết đã tham gia vụ rà soát hành chính này để chứng minh thép nền để sản xuất các sản phẩm ống thép hộp xuất sang Mỹ trong giai đoạn rà soát (2022-2023) có nguồn gốc từ Việt Nam.
Các sản phẩm thép Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo kết luận, các lô hàng của ống thép Hòa Phát không chịu thuế chống bán phá giá, loại thuế Mỹ đã từng áp cho nhà sản xuất thép này trong vụ điều tra lẩn tránh năm 2022.
Theo DOC, nhà sản xuất của Việt Nam sử dụng thép cuộn cán nóng xuất xứ trong nước cho các lô hàng thép hộp trong giai đoạn rà soát. Vì vậy, Hòa Phát được tham gia quy trình tự chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu sau này, hiệu lực áp dụng kể từ ngày 5/5/2025.
Trong vòng 35 ngày kể từ ngày ra kết luận cuối cùng, DOC sẽ gửi hướng dẫn đến Cục Hải quan Mỹ nhằm thực hiện thanh khoản các lô hàng mà không thu khoản tiền đặt cọc ký quỹ.
Trước đó, năm 2016, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) cũng quyết định không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép carbon từ Việt Nam xuất sang thị trường này.
Được biết, các sản phẩm thép hộp, ống thép carbon trên được sản xuất từ nguyên liệu thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC), được sản xuất tại Khu liên hợp thép Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ống thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 250.000 tấn, tăng 25%. Trong đó hoạt động xuất khẩu tăng 36% so với cùng kỳ năm trước tới nhiều quốc gia khu vực châu Á, châu Mỹ.
-
Hòa Phát thông tin về sự cố lò cao tại Khu liên hợp gang thép Dung Quất
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết 3 lò cao vẫn hoạt động bình thường, lò cao duy nhất gặp sự cố rò rỉ sẽ hoạt động trở lại bình thường sau khoảng 1-2 tuần sửa chữa.
-
“Vua thép” Hòa Phát vừa chứng kiến điều chưa từng có trong lịch sử 33 năm hoạt động
Trong quý 1/2025, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 37.951 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 3.350 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản và người dân đứng trước áp lực gia tăng chi phí đầu vào.








-
Doanh nghiệp chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng từ Indonesia, Australia và Nga
Trong 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, chủ yếu phục vụ các nhà máy nhiệt điện.
-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn trong năm nay?
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đang góp phần ổn định nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách ngành được đẩy mạnh có thể dẫn tới cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng, hỗ trợ quá trình phụ...