Đại biểu Nguyễn Văn Dành, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, nêu thực trạng về sự thiếu hụt nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội trước nhu cầu lớn của người dân có thu nhập thấp. Ông Dành đặt vấn đề liệu Bộ Xây dựng có chính sách đột phá gì cho loại hình bất động sản này phát triển?
Cùng quan điểm, đại biểu Tô văn Tám, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, cho rằng giá bất động sản không chỉ cao mà còn diễn biến phức tạp. Điều này đang gây nhiều thách thức trong giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp. Ông Tám đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thừa nhận cơ cấu loại hình bất động sản mặc dù đã có chuyển dịch tích cực nhưng hiện vẫn mất cân đối so với nhu cầu thị trường. Sản phẩm cao cấp dư thừa, nhưng lại thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Tính đến nay, nhà ở xã hội mới chỉ có 4,8 triệu m2 trong khi yêu cầu đến năm 2020 phải đạt 12 triệu m2. Hiện nay còn 226 dự án nhà ở xã hội đang bị chậm tiến độ.
Nguồn cung nhà ở xã hội đang thiếu trầm trọng.
Theo lý giải của Bộ Xây dựng, các dự án chậm triển khai là do thiếu nguồn vốn để tiếp tục cho vay. Giai đoạn 2018 - 2020, dự kiến nhu cầu về vốn hỗ trợ cho các dự án nhà ở thu nhập thấp và người dân có nhu cầu vay vốn mua nhà khoảng 9.000 tỉ đồng, nhưng mới bố trí được khoảng 3.000 tỉ đồng. Khi người dân không được hỗ trợ lãi suất, việc mua nhà trở nên rất khó khăn.
Mặt khác, các địa phương chưa hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng khoản thu do chủ đầu tư dự án thương mại nộp lại 10-20% khi họ không thực hiện dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội và cũng chưa dành nguồn này để phát triển nhà ở xã hội.
Về giải pháp, vị tư lệnh ngành xây dựng cho rằng, trước hết phải giải quyết căn bản phương thức phát triển nhà ở xã hội. Thông lệ quốc tế, chỉ tạo ra nguồn cung nhà ở và hỗ trợ tài chính để người mua vay.
Thực tế hiện nay hệ thống chính sách còn phân tán, còn phân chia ra 10 đối tượng mua nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ còn nặng về bao cấp mà chưa huy động nguồn lực từ nhiều nguồn.
Bộ cũng cho rằng cần đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nhà ở xã hội. Hiện đã có các chính sách miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập, tạo điều kiện về hạ tầng… nhưng lại khống chế tỷ suất lợi nhuận 10% của các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nên sự quan tâm của doanh nghiệp là chưa cao. Do đó, cần phải có chính sách khuyến khích để doanh nghiệp tham gia nhiều hơn nữa.
-
Bộ Xây dựng xin lùi thời hạn trình sửa đổi Luật Nhà ở để nghiên cứu NƠXH
CafeLand - Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ lùi thời hạn trình đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ởđể sửa đổi, bổ sung một cách tổng thể. Trong đó có việc nghiên cứu nhà ở xã hội cho cán bộ công chức, viên chức.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....