Khu đô thị Thành phố Cà phê tại Buôn Ma Thuột của Tập đoàn Trung Nguyên.
Được biết, nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend sẽ được xây dựng tại Cụm công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột. Đây là nhà máy thứ năm trong hệ thống sản xuất của Trung Nguyên tại Việt Nam và là nhà máy thứ hai đặt tại “thủ phủ cà phê” Đắk Lắk.
Dự án được triển khai theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một có tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ hiện đại từ Đức, Ý và nhiều quốc gia tiên tiến khác.
Việc Trung Nguyên Legend lựa chọn Buôn Ma Thuột không phải là quyết định ngẫu nhiên. Đắk Lắk là tỉnh có sản lượng cà phê robusta lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 30-35% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, với diện tích canh tác lên đến hơn 200.000ha. Vùng đất này có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng, giúp cây cà phê phát triển ổn định với hàm lượng caffeine cao, chất lượng đồng đều và hương vị đặc trưng.
Xây dựng nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu không chỉ giúp Trung Nguyên Legend đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm chi phí vận chuyển, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chất lượng từ khâu sơ chế đến chế biến sâu. Đây cũng là xu hướng mà nhiều tập đoàn cà phê lớn trên thế giới như Nestlé, Starbucks hay Lavazza đang theo đuổi nhằm tối ưu chuỗi cung ứng khép kín.
Đây cũng là nhà máy được giới thiệu là nhà máy cà phê năng lượng lớn nhất Châu Á, tuy nhiên Trung Nguyên Legend sẽ cần có chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo rằng nhà máy này thực sự tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ. Bởi trước đó, nhiều nhà máy cà phê quy mô lớn tại châu Á đã đi vào hoạt động như nhà máy Nestlé tại Đồng Nai với vốn đầu tư 320 triệu USD, sản xuất cà phê hòa tan xuất khẩu đi hơn 25 quốc gia, hay nhà máy CCL tại Ấn Độ có công suất 16.000 tấn/năm, cung cấp sản phẩm đến hơn 90 quốc gia... Trong nước, Vinacafé Biên Hòa cũng sở hữu hệ thống sản xuất có thể chế biến lên tới 3.000 tấn cà phê/năm…Ngoài yếu tố nguồn nguyên liệu và công nghệ, việc lựa chọn Buôn Ma Thuột còn có ý nghĩa chiến lược khi gắn liền với hệ sinh thái Thành phố Cà phê Trung Nguyên Legend.
Ngày 7/2/2025, tập đoàn này cũng khai trương cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee tại California, Mỹ, nâng tổng số cửa hàng tại quốc gia này lên 5 địa điểm. Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm với kế hoạch mở rộng lên 1.000 cửa hàng, bao gồm các địa điểm sắp khai trương tại Nam Kinh, Hàng Châu và Thượng Hải. Động thái này cho thấy Trung Nguyên Legend không chỉ muốn phát triển sản xuất mà còn muốn gia tăng độ phủ thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá trị cà phê chế biến có thể cao hơn gấp 5-7 lần so với cà phê thô. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp trong nước đang chuyển dịch từ mô hình xuất khẩu nguyên liệu sang sản xuất thành phẩm có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững. Do đó, việc mở rộng nhà máy không chỉ là đầu tư vào quy mô sản xuất mà còn phải đi kèm với chiến lược thương hiệu, kênh phân phối và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Thái Bình sắp khởi công nhà máy gần 9.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 8.000 người lao động
Dự kiến nửa đầu năm 2025, nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của liên doanh Geely Auto Group (Trung Quốc) và Công ty CP Tasco sẽ được khởi công xây dựng tại tỉnh Thái Bình.
-
Thành phố đông dân nhất cả nước khởi công nhà máy hơn 2.700 tỷ đồng
Ngày 6/1, Công ty TNHH Bình Việt Đức đã khởi công tổ hợp nhà máy sản xuất sinh phẩm từ huyết tương đầu tiên ở Việt Nam tại Khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức (TP.HCM). Nhà máy dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2026.
-
Khám phá tương lai của Buôn Ma Thuột và Đà Lạt trong quy hoạch mới đến 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.







-
Tuyến cao tốc 22.000 tỷ nối miền Trung với Tây Nguyên đang làm đến đâu?
Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, tuyến đường cao tốc đầu tiên kết nối duyên hải Nam Trung Bộ với khu vực Tây Nguyên, đang được các nhà thầu thi công khẩn trương trên toàn tuyến.
-
Đắk Lắk khởi công tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở hơn 2.400 tỷ đồng
Ngày 11/3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã khởi công dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở tại số 2 đường Mai Hắc Đế, TP.Buôn Ma Thuột.
-
Khởi công khu công nghiệp hơn 310ha tại Đắk Lắk
Ngày 10/3, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty Cổ phần DPV Đắk Lắk tổ chức Lễ động thổ Khu công nghiệp Phú Xuân. Khi hoàn thành dự án sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương....