Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Theo thông tin chia sẻ trên báo điện tử VnExpress, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc văn phòng đại diện tại Hà Nội của Tập đoàn Thaigroup cho biết đợn vị này vừa ký hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Hyatt (Mỹ) nhằm xây dựng khách sạn mang thương hiệu Park Hyatt Hà Nội trong vòng 30 năm. Lễ ký kết của Thaigroup diễn ra trong khuôn khổ một số văn kiện hợp tác đầu tư kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ tại Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN đang được tổ chức tại Carlifornia.
Theo đó, dự án khách sạn này sẽ có tổng mức đầu tư vào khoảng 165 triệu USD với số lượng 300 phòng, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2018. Hiện tại, vẫn chưa có thông tin chính thức về khu đất sẽ được dùng để xây khách sạn hạng sang này, tuy nhiên nhiều dự đoán cho rằng đó sẽ là khu đất có diện tích 3,5 ha của khách sạn Kim Liên (Phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa) vừa được Thaigroup mua lại.
Như vậy, đây được xem là thương vụ đáng chú ý nhất đầu năm 2016 có sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Thực tế, từ cuối năm 2014 khi thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu phục hồi thì đã ghi nhận sự có mặt của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong đó là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
2015, được xem là năm thực sự khởi sắc của thị trường bất động sản Việt Nam và đây cũng là thời điểm được nhiều nhà đầu tư ngoại lựa chọn để đổ tiền vào những dự án tiềm năng được chọn lọc từ trước. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạc và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2015, lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Trong đó ghi nhận nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài.
Tháng 11/2015, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang đã ký kết hợp tác với Quỹ đầu tư Genesis Global Capital (Singapore) để phát triển chuỗi căn hộ Diamon Lotus (quận 8). Theo thỏa thuận, Genesis Global Capital sẽ đổ vào Diamon Lotus tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Trước đó, An Gia Investment đã “bắt tay” với quỹ đầu tư lớn từ Nhật Bản là Creed Group để đầu tư hợp tác lâu dài. Theo thỏa thuận, Creed Group cam kết đầu tư 200 triệu USD vào An Gia Investment để mua lại cổ phần của công ty này, đồng thời đầu tư vào các dự án nhà ở của An Gia Investment với tỷ lệ 50% trên tổng vốn đầu tư dự án.
Thương vụ mua lại dự án Celadon City (quận Tân Phú) của Gamuda Land (Malaysia) cũng gây nhiều chú ý. Dự án có quy mô diện tích hơn 82,5ha, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng gần 25.000 tỷ đồng do liên doanh giữa Sacomreal, Thành Thành Công và An Phú Gia làm chủ đầu tư.
Công ty Nam Long cũng hợp tác với 2 nhà đầu tư đến từ Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad cùng phát triển dự án Flora Anh Đào (quận 9) trị giá khoảng 500 tỷ đồng. Hay như Global Emerging Market - GEM (một quỹ đầu tư từ Mỹ) cũng đã cam kết sẽ rót 20 triệu USD vào Công ty Địa ốc Hoàng Quân...
Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital cho biết, bất động sản Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các dòng vốn ngoại. Theo ông Trân, điều đầu tiên và tối quan trọng trong quá trình lựa chọn đối tác và dự án của nhà đầu tư nước ngoài là chữ “tín”. Các nhà đầu tư ngoại rất tôn trọng chữ tín và làm việc đều thực hiện ngiêm ngặt các quy tắc theo cam kết. “đất dự án phải là quỹ đất sạch, không vướng mắc về pháp lý, chủ đầu tư uy tín, có năng lực và cách làm việc chuyên nghiệp là những tiêu chí hàng đầu được nhà đầu tư ngoại quan tâm”, ông Trân nói.
Ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Singapore cho biết, với những chính sách mở, đặc biệt là việc cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam đã khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức liên doanh hoặc mua lại các công ty trong nước để tiến vào thị trường nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại vẫn còn những lo ngại về các chính sách và tính ổn định của thị trường bất động sản Việt Nam.
Mặc dù còn nhiều băn khoăn nhưng với những tín hiệu lạc quan từ thị trường, cùng cú hích khi những hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được ký kết sẽ thúc đẩy dòng vốn ngoại đổ mạnh vào thị trương, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Do đó, năm 2016, hị trường bất động sản đang chờ đợi sự tham gia mạnh hơn nữa của các dòng vốn ngoại và hứa hẹn sẽ có những thương vụ đình đám, bất ngờ đến từ các nhà đầu tư ngoại.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.