Ngày 18/11, tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì cuộc họp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu thi công các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.
Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc: Cần Thơ - Cà Mau, Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Mỹ An - Cao Lãnh, Tân Vạn - Nhơn Trạch, cầu Rạch Miễu 2 cơ bản hoàn thành. Riêng tại nút giao Lộ Tẻ thuộc dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ (Cần Thơ) vẫn còn một số mặt bằng chưa giải phóng, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có nhu cầu vật liệu đắp khoảng 18,5 triệu m3
Về nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết hiện gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có nhu cầu vật liệu đắp khoảng 18,5 triệu m3; năm 2024 cần khoảng trên 15 triệu m3, đã huy động trên 11 triệu m3 (bao gồm cả cát biển). Khối lượng còn lại cần huy động trong năm 2024 khoảng 4 triệu m3.
Về cát sông, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã cấp cho dự án tổng cộng 20 mỏ cát với tổng trữ lượng 19 triệu m3 (bao gồm 1,4 triệu điều phối từ trục ngang).
Tuy nhiên, hiện tỉnh An Giang đã tạm dừng khai thác 7/9 mỏ do đã khai thác hết công suất năm 2024 hoặc quá độ sâu thiết kế và có nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang tích cực làm việc với tỉnh An Giang để khai thác trở lại 2 mỏ cát trước ngày 20/11.
Đối với cát biển, tổng khối lượng khai thác đã đưa về công trường đạt 722.580 m3, trung bình đạt 10.000m3/ngày. Đến nay, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C đã huy động 19 tàu hút công suất khai thác 22.400 m3, cam kết bố trí cát cho các nhà thầu khoảng 7.000 m3/ngày.
Đối với vật liệu cấp phối đá dăm, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã huy động khoảng 262.000 m3/1 triệu m3 đá (nhu cầu gia tải năm 2024). Các dự án còn lại đang huy động đảm bảo tiến độ.
Với các dự án nằm trong chương trình 3.000 km cao tốc hoàn thành năm 2025, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, tư vấn giám sát và nhà thầu đã lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công việc, xác định các đường găng, đưa ra giải pháp phù hợp để quyết tâm hoàn thành các dự án đảm bảo tiến độ.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông.
Nhà thầu phải đảm bảo năng lực khai thác và vận chuyển cát biển, tổ chức khai thác 3 ca đạt 20.000 m3/ngày. Các nhà thầu cần sử dụng cát biển phải đăng ký khối lượng. Các nhà thầu đã đăng ký phải chủ động phương tiện để đưa cát về.
-
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài hơn 110km đón tin vui về nguồn vật liệu
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính hơn 110km qua địa bàn 5 tỉnh và thành phố, với tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...