Nhiều doanh nghiệp bất động sản thừa nhận cho đến thời điểm hiện tại thị trường vẫn đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải tự cứu mình bằng nhiều giải pháp “bất đắc dĩ”. Nhiều chính sách trước đây được ví như là “chiếc phao cứu sinh” cũng đã được thả ra nhưng không đem lại nhiều hiệu quả hoặc không thể thực thi. Cụ thể như, giải pháp chẻ nhỏ căn hộ, trước đây được kỳ vọng sẽ cứu vãn cho những căn hộ diện tích lớn, giá cao không bán được; nhưng nay cũng không thể triển khai vì liên quan đến nhiều vấn đề như pháp lý, thiết kế... Không chỉ chẻ nhỏ căn hộ gặp vướng, ngay cả chủ trương Nhà nước mua lại căn hộ làm nhà tái định cư cũng khó khả thi. Theo ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, thực tế những căn hộ tồn kho hiện nay đa phần là diện tích lớn hơn 60m2, bán giá cao. “Với nhu cầu của người dân hiện nay thì những căn hộ bình dân, hợp túi tiền mới có thể bán được. Như vậy, nguyên nhân khiến bất động sản trầm lắng chính là xây dựng quá nhiều căn hộ vượt mức thu nhập của khách hàng”, ông Đực phân tích.
Ngay cả ông Nguyễn Mạnh Hà, cục trưởng cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (bộ Xây dựng), dù rất kỳ vọng vào chủ trương này nhưng khi được hỏi cũng không đánh giá tác động tốt hay xấu tới thị trường, vì thực tế lượng căn hộ tồn kho hiện nay so với lượng căn hộ mà Nhà nước có thể mua lại cũng giống như vớt bèo trên sông.
Nguyên nhân khiến thị trường bất động sản không nhúc nhích, theo các chuyên gia, là giá thành mỗi mét vuông vẫn đang có hệ số chênh lệch so với thực tế thu nhập của người dân từ 5 – 10 lần, do vậy những người thực sự có nhu cầu nhà ở vẫn không thể tiếp cận. Nhiều người tính toán, khi nào giá bất động sản giảm thêm 30% so với mặt bằng giá hiện nay thì lúc ấy thị trường sẽ tái khởi động. “Cứ nói là giá bất động sản đã giảm sâu, nhưng tại TP.HCM đếm đi đếm lại những dự án giảm giá kiểu như của Hoàng Anh Gia Lai ở quận 7 mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hay nói cách khác những dự án đã giảm giá thực sự mới chỉ là dự án của bầu Đức”, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 7, cho biết.
Chuyên gia Nguyễn Đình Ánh lý giải thêm, dù Chính phủ đã hướng vào nhà ở xã hội làm trọng tâm chính để vực dậy thị trường, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được người thu nhập thấp là ai, thu nhập bao nhiêu, sống ở đâu, khả năng tài chính để mua nhà là như thế nào… nên dẫn đến tình trạng nhà xã hội, nhà thu nhập thấp bỏ hoang hoặc bán không đúng đối tượng. Còn ông Nguyễn Tấn Thành, một người dân ngụ tại quận 9, TP.HCM thì có cái nhìn sát thực tế của người trong cuộc: “Thu nhập của vợ chồng tôi khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tôi rất mong được mua một căn hộ với giá khoảng 7 – 8 triệu đồng/m2, hơn là được vay tiền ưu đãi lãi suất để phải mua căn hộ giá 15 triệu đồng/m2”.
Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM (nơi vừa đề xuất giải pháp đánh thuế tiền gửi tiết kiệm gây nhiều phản ứng), dù có vai trò bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp bất động sản, nhưng đến thời điểm này cũng phải khuyên rằng: muốn sống, doanh nghiệp phải chấp nhận bán lỗ; càng ôm, càng giữ giá, doanh nghiệp sẽ càng khó.
-
Chủ tịch HoREA thiếu kiến thức kinh tế?
CafeLand – Mới đây Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra kiến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh. Kiến nghị này đã gây ra một làn sóng phản ứng trong dư luận và từ nhiều chuyên gia. Những lý giải về đề xuất này cho thấy có thể những người đưa ra kiến nghị cần phải cập nhật lại các kiến thức cơ bản về quy luật kinh tế. <br/br>
-
“App bất động sản sẽ chắp cánh cho nhà đầu tư”
Trong thời đại “tốc độ thông tin” như hiện nay, việc cung cấp thông tin nhanh và chính xác sẽ trở thành yếu tố sống còn của các công ty. Để làm được điều đó, nhiều trang web lần lượt cho ra đời các App (ứng dụng di động) để rút ngắn khoảng cách với khách hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai
80% doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều sụt giảm lợi nhuận trong năm 2012. Nhiều đại gia phải trông chờ vào ngành kinh doanh khác để tồn tại. <br/br>