Hiện nay, theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ, loại hình nhà ở xã hội chỉ được dành để cho thuê và thuê mua. Đây cũng chính là lý do khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không đưa quy định về mua nhà ở xã hội vào diện được ưu đãi tín dụng trong dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở.
"Nếu Chính phủ cho phép người dân được mua nhà ở xã hội, NHNN sẵn sàng chỉnh sửa dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở, để đưa trường hợp này vào diện được ưu đãi tín dụng." Ông Nguyễn Viết Mạnh, |
Theo Khoản 3 Điều 25 Nghị định 34, đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang do các bộ, ngành trung ương hoặc UBND cấp tỉnh quản lý mà có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác, Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét ban hành chính sách, cơ chế bán đối với loại nhà ở này.
Như vậy, nhà ở xã hội sẽ được phép bán nhưng chỉ trong trường hợp để lấy vốn tái đầu tư các dự án nhà ở xã hội khác.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN khẩn trương hướng dẫn và triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng để hộ gia đình, cá nhân vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất ổn định ở mức thấp.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở sẽ được điều chỉnh theo hướng cho vay với lãi suất cố định 6%/năm trong 3 năm đầu, những năm tiếp theo nếu lãi suất thị trường cao hơn 6%/năm sẽ tiếp tục áp dụng mức lãi suất cho vay 6%/năm; nếu lãi suất thị trường thấp hơn 6%/năm, mức lãi suất cho vay theo chương trình hỗ trợ sẽ không quá 50% so với lãi suất thị trường.
Cũng theo Nghị định 34, có 8 nhóm đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước. Đó là người có công với cách mạng; cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; người thu nhập thấp, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị; người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Để được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, các đối tượng trên phải đáp ứng các điều kiện, như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng chật chội, có diện tích bình quân hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người hoặc nhà ở hư hỏng, dột nát. Đồng thời, các đối tượng này phải có hộ khẩu thường trú hoặc có hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi có nhà ở cho thuê.
Riêng đối tượng hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư không áp dụng các điều kiện nêu trên, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể về điều kiện. Ngoài ra, đối với trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua.
-
Bất động sản đang có dấu hiệu tích cực
CafeLand - Thị trường bất động sản (BĐS) đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi hầu hết các phân khúc sản phẩm đều có những chuyển biến tích cực và thanh khoản cũng đã tăng trở lại. Theo quan sát của các chuyên gia, có thể là do hiệu ứng từ các chính sách hỗ trợ hứa hẹn của Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nỗ lực tự tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp.
-
Giải mã cơn sốt nhà ở xã hội tại TP. HCM
Trong lúc thị trường chung vẫn còn khá lạnh, thì thị trường bất động sản TP. HCM mấy tuần gần đây lại chứng kiến cơn sốt nhà ở xã hội (NƠXH). <br/br>
-
Văn phòng cho thuê giảm giá vẫn ế
Dù giá cho thuê đã giảm 50% nhưng nhiều cao ốc văn phòng tại TP.HCM vẫn không tìm được khách thuê.