Báo cáo thị trường bất động sản quý 4 và cả năm 2022 Bộ Xây dựng vừa công bố cho thấy, giá giao dịch nhà ở riêng lẻ, đất nền trong các dự án tại nhiều địa phương trong năm 2022 tăng cao trong hai quý đầu năm và giảm dần về cuối năm.
Trong bối cảnh đó, bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường năm 2022 với tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt khoảng trên 80%, trong đó tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đạt cao nhất cả nước, đạt khoảng 85%.
Một số khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước với 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%.
Bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường năm 2022
Cũng theo Bộ Xây dựng, giá thuê tăng khoảng 10% so với kỳ trước, trung bình 100-120 USD/m2/chu kỳ thuê và có xu hướng tiếp tục tăng, nhất là tại thị trường phía Nam do nguồn cung hạn chế.
Trong đó, giá thuê trung bình trong các khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trong khoảng từ 90-120 USD/m2/chu kỳ thuê.
Giá thuê trung bình trong các khu công nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam trong khoảng từ 100-300 USD/m2/chu kỳ thuê. Trong đó, giá thuê trung bình tại TP.HCM khoảng từ 180-300 USD/m2/chu kỳ thuê, cao nhất cả nước.
Báo cáo trước đó của Colliers Việt Nam cũng cho thấy thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục ghi nhận số liệu tăng trưởng trong quý 4/2022.
Tại thị trường TP.HCM, dù không có thêm nguồn cung mới, giá thuê trung bình đạt 204 USD/m2/kỳ hạn thuê, tăng 2% so với quý trước. Tỷ lệ lấp đầy cũng tăng nhẹ từ 91% lên 92%. Nguồn cung tương lai ở thị trường phía Nam nghiêng về các khu vực lân cận như Long An với bốn dự án được Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng, tổng diện tích 1,770 ha.
Thị trường phía Bắc tiếp tục là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho việc hoàn thiện hạ tầng và tăng chất lượng quản lý KCN. Ở Hà Nội, ba quận có giá thuê đất KCN cao nhất lần lượt là Mê Linh, Sóc Sơn và Long Biên.
Tại miền Trung, Đà Nẵng thiết kế chính sách kêu gọi đầu tư riêng, ưu tiên các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này được kỳ vọng gia tăng lợi thế cạnh tranh của thị trường KCN Đà Nẵng trong tương lai.
Ông Chí Vũ, Trưởng phòng cấp cao dịch vụ khu công nghiệp tại Colliers Việt Nam nhận định, việc giảm quy mô, hoãn hay hủy đơn hàng từ các thị trường phát triển chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xem là lựa chọn chiến lược cho quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
“Thách thức tiếp theo là làm thế nào để thu hút và giữ chân nguồn vốn đầu tư chất lượng cao. Một ví dụ là bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình bền vững hơn trong những năm tới”, ông Vũ nói.
-
Tập đoàn Singapore sẽ đầu tư thêm khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp (Singapore) nói sẽ đầu tư mạnh vào chuỗi khu công nghiệp VSIP và phát triển các lĩnh vực xanh tại Việt Nam.
-
Một doanh nghiệp “để mắt” đến 7 khu công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 7/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
-
Dự kiến có 24 KCN đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu khẩn trương gỡ vướng giải phóng mặt bằng cho các dự án điện
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị EVN phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án điệ...