16/01/2012 4:23 PM
Nếu như trước đây tại nhiều dự án bất động sản (BĐS), chủ đầu tư bị khách hàng “tố” chậm tiến độ thì thời điểm năm hết Tết đến này lại xảy ra tình trạng ngược lại, người mua nhà nghĩ ra 101 lý do để được hoãn nộp tiền, mong chủ đầu tư hoãn tiến độ xây dựng để chưa phải đóng tiền…

101 lý do xin hoãn nợ, giãn tiến độ

Đã có rất nhiều vụ khiếu nại đình đám xảy ra giữa những khách hàng mua nhà và chủ đầu tư các dự án BĐS. Nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ việc chủ đầu tư chậm tiến độ xây dựng, điều chỉnh giá bán hoặc thay đổi vật liệu xây dựng.

Chẳng hạn như khách hàng mua căn hộ tại dự án Chelsea Park ở khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tụ tập ngay tại công trình để phản đối chủ đầu tư vì đã chậm tiến độ gần 3 năm so với cam kết trong khi đã có nhiều khách hàng đã đóng tiền tới 90% giá trị căn hộ. Tương tự, chủ dự án Việt Kiều Châu Âu – Euroland cũng đã bị khách hàng kiện ra tòa án vì chậm tiến độ, dùng đôla Mỹ làm đơn vị thanh toán cho giá trị hợp đồng, áp dụng lãi suất phạt chậm thanh toán…

Nhìn ở khía cạnh thị trường, những vụ khiếu nại này chứng tỏ người mua nhà đã ý thức được quyền lợi của mình. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS trầm lắng, giá giảm mạnh, hiếm có giao dịch thì nhiều nhà đầu tư lại loay hoay khi chưa biết kiếm đâu ra tiền để đóng tiến độ tiếp nhau nên cũng đã tìm mọi cách để có thể xin hoãn nợ trong một thời gian nhất định mà không bị phạt, thậm chí nếu phá được hợp đồng càng tốt.


Ngược đời, khách hàng mong chủ đầu tư hoãn tiến độ

Vì chưa xoay được tiền để đóng tiến độ tiếp theo nên nhiều người mua nhà lại muốn chủ đầu tư hoãn tiến độ xây dựng để kéo dài thời gian nộp tiền. Ảnh: Internet


Vì chưa xoay được tiền để đóng tiến độ tiếp theo nên nhiều người mua nhà lại muốn chủ đầu tư hoãn tiến độ xây dựng để kéo dài thời gian nộp tiền. Ảnh: Internet

Cũng rơi vào cảnh chưa lo được tiền để đóng tiếp, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) năm ngoái đã quyết định mua căn hộ chung cư hơn 80m2 tại một dự án ở Thanh Xuân. Đã đóng tiền đợt 1 gần 250 triệu đồng, song chị Hương thắc thỏm không yên vì không biết xoay đâu ra tiền để đóng tiếp đợt sau. Định bán đất ở quê và vay tạm tiền ngân hàng để mua nhà song do khách mua đổi ý nên gia đình chị bị lỡ kế hoạch.

“Lãi suất ngân hàng lên đến trên 20%, nên chúng tôi không thể tiếp tục vay. Nếu chủ đầu tư không chấp nhận cho giãn tiến độ, tôi sẵn sàng nộp phạt 40 triệu đồng để rút hồ sơ về”, chị Hương cho hay.

Bên cạnh đó, một số khách hàng khác còn nghĩ ra hàng trăm lý do như vợ chồng ly hôn nên không còn nhu cầu mua nhà ở nữa để hoãn nợ.


Ngược đời nhưng hợp lý?

Khách hàng mong chủ đầu tư chậm tiến độ để có thể kéo dài thời gian đóng tiền khi chưa xoay sở kịp, theo ông Đỗ Quang Huy, Phó phòng kinh doanh Sàn giao dịch BĐS Hapulico cho rằng: đúng là chuyện ngược đời nhưng lại hợp lý.

Theo ông Huy, gốc vấn đề nó nằm ở chỗ hầu hết những khách hàng có nguyện vọng này chủ yếu là các nhà đầu tư bị kẹt vốn, giờ không bán được nên mong muốn như vậy. Tuy nhiên, cũng còn nguyên nhân nữa, do chủ đầu tư bản thân không giữ được đúng tiến độ xây dựng nhưng vẫn đòi khách hàng đóng tiền, nên khách hàng cân nhắc giữa việc giải ngân tiếp tục ủng hộ chủ đầu tư hay là dừng lại nghe ngóng nên mới sinh ra tình trạng này.

Còn nếu khách hàng mua để ở, bản thân chủ đầu tư sử dụng vốn tốt, đúng mục đích thì rất khó có kịch bản này.

Ông Adward Chi, Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư Minh Việt, chủ đầu tư dự án Tricon Tower tại Bắc An Khánh cho biết, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng, đặc biệt tín dụng BĐS nên mấy tháng trở lại đây, có rất nhiều khách hàng quay ra kiện chủ dự án vì nhiều lý do khác nhau để đòi hủy hợp đồng mua bán. Sau đó, họ lại làm đơn xin hoãn nộp tiền.

Một số ý kiến khác cho rằng, trong giai đoạn khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, chủ đầu tư dự án cũng cần thông cảm với khách hàng, rất nhiều chủ dự án cũng đã phải tiến hành giãn thời hạn nộp tiền để chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư.

Theo Lê Thảo (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.