Ngày 15/4/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 21/2021/NĐ-CP (Nghị định 21) quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố với sự tham gia của các tổ chức tín dụng (TCTD) là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đánh giá, Nghị định 21 là văn bản quan trọng, có ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD, liên quan đến công tác nghiệp vụ về tín dụng, nhất là giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ).
Theo chia sẻ của ông Hùng, trước đây các TCTD áp dụng Nghị định 163/2006/CP-NĐ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Nghị định 163/2006/CP-NĐ. Tuy nhiên, năm 2015, Bộ luật Dân sự được ban hành mới nhưng hoạt động giao dịch bảo đảm vẫn được thực hiện theo Nghị định cũ. Việc này dẫn đến nhiều bất cập, vướng mắc trong hoạt động của các TCTD. Do đó, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành văn bản mới thay thế Nghị định 163/2006/CP-NĐ cho phù hợp với thực tiễn.
Quá trình xây dựng Nghị định 21, cơ quan soạn thảo đã lắng nghe, xem xét và tổng hợp ý kiến các TCTD, cơ bản các vấn đề vướng mắc được các ngân hàng nêu lên đã được giải quyết. Nghị định 21 bao gồm 5 chương, 62 điều, quy định rất sát với hoạt động tín dụng, giao dịch TSBĐ, xử lý TSBĐ… của các ngân hàng. Do Nghị định 21 có nhiều vấn đề mới, có thể có cách hiểu, cách nhận thức chưa đầy đủ, rõ ràng nên VNBA thấy rằng cần thiết tổ chức hội nghị triển khai để tạo điều kiện cho các TCTD nắm bắt, quán triệt, triển khai một cách đầy đủ, thuận lợi.
Toàn cảnh hội nghị
Cũng theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Hùng, dù vẫn còn một số nội dung các TCTD kiến nghị chưa được đưa vào Nghị định do vướng Luật nhưng cũng đã có một số điều chỉnh cho phù hợp ở mức Nghị định.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, hàm Vụ phó Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đánh giá việc xây dựng Nghị định 21 hết sức phức tạp và sau khi ban hành, nội dung Nghị định 21 tuy chưa thỏa mãn hết các vấn đề mà thực tiễn nêu ra nhưng đã cố gắng tiếp thu hết mức để quy định phù hợp với hoạt động về giao dịch bảo đảm.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã chia sẻ một số nội dung cơ bản cần quan tâm trong áp dụng, thi hành Nghị định 21. Liên quan đến vấn đề xử lý TSBĐ, Nghị định 21 không có quy định về thu giữ TSBĐ do hạn chế văn bản mức Nghị định. Tuy nhiên, để tháo gỡ vướng mắc, Nghị định đã quy định khi xử lý TSBĐ chỉ cần thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế TSBĐ để ngăn chặn việc tẩu tán TSBĐ, để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết...
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình. Theo đó, tài sản thuộc giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp ngay tình thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu. Chuyển giao tài sản thế chấp được xác định là việc chuyển giao giấy chứng nhận về tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc đã thực hiện biện pháp thực tế khác để bên thế chấp không vi phạm nghĩa vụ mà không cần phải có sự chuyển giao tài sản.
Nghị định 21 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.
-
Các ngân hàng trung ương có nên điều chỉnh lãi suất để giảm giá nhà ở hay không?
CafeLand - Lãi suất toàn cầu giảm trong hai thập kỷ qua đã khiến giá nhà tăng vọt. Do đó, việc tăng lãi suất để các căn nhà trở lại mức giá phải chăng nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng làm vậy liệu có đúng đắn hay không?
-
Cảnh báo mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link yêu cầu cập nhật sinh trắc học
NHNN vừa phát đi thông tin cho biết gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học c...
-
Ngân hàng Nhà nước: Không cấm thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Với quy định mới không hạn chế quyền của người mua nhà ở hình thành trong tương lai và cũng không trái với các quy định hiện hành.
-
Ngân hàng Nhà nước: Đã có nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCB
Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư, để khẩn trương trình Chính phủ phương án cơ cấu lại SCB theo quy định.